Công tác xây dựng nội dung chương trình, giáo trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 60 - 61)

- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE

2.3.2.2.1.Công tác xây dựng nội dung chương trình, giáo trình

Do đặc trưng của ngành, thường xuyên ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào qúa trình sản xuất kinh doanh nên đòi hỏi nhà trường phải thường xuyên đổi mới mục tiêu đào tạo cho phù hợp, đồng thời cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch nội dung sát hợp với yêu cầu sản xuất, khắc phục hạn chế của việc dạy học một chiều, nặng về lý thuyết, áp dụng phương pháp dạy học mới, tích cực. Phát triển năng lực thực hành cho người học.

Bộ LĐTBXH và Tổng cục dạy nghề đã lấy ý kiến các trường nghề và đặt hàng biên soạn bộ chương trình khung thống nhất dùng chung cho các trường bao gồm các phần bắt buộc và tự chọn để phù hợp với yêu cầu đầu ra của nhân lực và năng lực của từng trường.

Tài liệu học tập – nghiên cứu

Trường được Tập đoàn Dệt May đầu tư nâng cấp thư viện, mở rộng phòng đọc và mua sắm trang thiết bị, các loại đầu sách chuyên ngành cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên;

Thư viện Trường kết nối hệ thống internet phục vụ truy cập thông tin nhanh và hiệu quả với những địa chỉ website chuyên dụng phục vụ cho việc tra cứu tài liệu nhanh chóng, dễ dàng;

Điểm hạn chế:

Bộ chủ quản (Bộ LĐTBXH) Chưa có họp rút kinh nghiệp triển khai thực hiện chương trình khung hằng năm để góp ý chỉnh sửa, cập nhật chương trình cho phù hợp, kịp thời.

Diện tích thư viện hiện nay còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, chủng loại sách cơ bản đủ nhưng số lượng sách còn ít so quy định, mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng; hoạt động dịch vụ của thư viện chưa phong phú, chủ yếu là dịch vụ tra cứu mục lục, đọc tại chỗ và mượn về nhà;

Công tác quản lý thư viện chưa được tin học hoá hoàn toàn, chưa có phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may giai đoạn 20102015 và tầm nhìn 20152020 (Trang 60 - 61)