- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATE
5 Cao đẳng (đang học ĐH)
2.3.2.3. Đánh giá kết quả đào tạo 1 Chất lượng đào tạo
2.3.2.3.1. Chất lượng đào tạo
Trong những năm gần đây nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng đào tạo, thường xuyên áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Tích cực tổ chức nghiên cứu đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và tăng cường công tác quản lý các hoạt động đào tạo.
Bảng 2.11 - Tỷ lệ % kết quả học tập từ năm 2004 đến năm 2008 Đơn vị tính : % Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Kết quả lý thuyết Tỷ lệ đạt yêu cầu 99,2 99,3 98,5 98,0 97,5 Tỷ lệ khá giỏi 46,9 48,1 49,8 51,3 52,6 Kết quả thực hành Tỷ lệ đạt yêu cầu 98,4 98,4 90,6 92,2 91,7 Tỷ lệ khá giỏi 53,5 58,7 59,9 62,4 66,3 Kết quả lên lớp Tỷ lệ đạt yêu cầu 99,1 99,5 98,4 99,4 99,5 Tỷ lệ khá giỏi 46,3 47,5 42,4 44,5 46,1 Kết quả tốt nghiệp Tỷ lệ đạt yêu cầu 98,6 98,2 97,3 98,2 98,5 Tỷ lệ khá giỏi 40,0 42,5 41,3 42,1 42,7 Kết quả rèn luyện Tỷ lệ đạt yêu cầu 83,6 84,5 80,6 78,5 76,3 Tỷ lệ kém 4,7 4,9 3,1 2,0 1,9
Nguồn: báo cáo tổng kết các năm học Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
Chất lượng đào tạo của trường đang được xem xét theo quan niệm chất lượng là mức độ đạt được các mục tiêu theo chương trình đào tạo đề ra. Thực hiện phân tích chất lượng hàng tháng của Phòng đào tạo để đánh giá kết quả đào tạo thông qua điểm số học tập và rèn luyện của học sinh.
Nhận xét : Qua số liệu thống kê cho thấy kết qủa học tập cả lý thuyết và thực hành đạt tương đối đều qua các năm. Mức độ chênh lệch các môn học lý thuyết hàng
Tỷ lệ khá giỏi các các môn học lý thuyết hàng năm đạt từ 46,9% đến 52,6%, các môn học thực hành từ 53,5% đến 66,5%.
Kết qủa lên lớp duy trì ở mức 99 % Kết quả tốt nghiệp đạt được ở mức 98 %
Trong đó kết quả rèn luyện bị loại kém của học sinh giảm từ 4,9% xuống còn 1,9%.
Chúng ta thấy kết quả rèn luyện của học sinh ngày một giảm về tỷ lệ kém chứng tỏ nhà trường đã có chuyển biến tích cực trong công tác rèn luyện học sinh.
Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định uy tín và sự tồn tại phát triển của nhà trường. Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện qua các chỉ số tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu, tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ khá giỏi … mà quan trọng hơn là năng lực thực hành nghề, khả năng đáp ứng và phát huy được khả năng nghề nghiệp trong môi trường của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.