cung cấp các chất cho cơ thể.
Hoạt động 1:
- Quan sát hình 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 thảo luận nhóm 5 phút và hoàn thành phiếu học tập số 1: “ Tìm hiểu cơ quan tiêu hóa của động vật ăn thực vật” ĐV nhai lại ĐV có dạ dày đơn Chim ăn hạt và gia cầm Miệng Dạ dày Ruột
- Tại sao hệ tiêu hóa của ĐV ăn TV có dạ dày to khỏe, ruột dài? - Thức ăn có nguồn gốc từ TV có đặc điểm gì?
- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung.
- Do đặc điểm của thức ăn. - Thành phần chủ yếu là xenlulôzơ. Còn protein, lipit và
1.Biến đổi cơ học : được thực hiện
trong khoang miệng và dạ dày.
a. Ở động vật nhai lại :
Trâu, bò, cừu, dê, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ qua rồi nuốt ngay xuống dạ cỏ sau đó mới “ợ lên” nhai lại. (dạ dày có tác dụng nhào trộn, ngấm dịch)
b. Ở động vật có dạ dày đơn:
như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột) chúng nhai kĩ hơn ĐV nhai lại . (dạ dày: nghiền, nhào trộn, ngấm dịch)
c. Gà và các loại chim ăn hạt:
- Nuốt thức ăn vào diều.
- Diều có dịch nhày làm trơn và mềm thức ăn.
- Lớp cơ dày, khỏe và chắc của mề co bóp, chà sát thức ăn.
2. Biến đổi hóa học và biến đổi
sinh học:
a. Ở ĐV nhai lại :
- Dạ dày chia làm 4 ngăn:dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế (dạ dày chính thức).
- Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế
- Cấu tạo hệ tiêu hóa của ĐV ăn TV khác ĐV ăn thịt ở điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
-Trâu,Bò...có thể tiêu hóa được xenlulo từ thực vật không?Thực vật sau khi ăn vào phải được tiêu hóa như thế nào?
- Quá trình biến đổi thức ăn ở động vật ăn thực vật khác với động vật ăn tạp và động vật ăn thịt ở điểm nào?
- Quá trình biến đổi cơ học diễn ra ở những cơ quan nào trong bộ máy tiêu hóa?
- Quan sát hình 16.1 kết hợp với thông tin SGK cho biết quá trình biến đổi cơ học diễn ra ở đâu ở các nhóm:
+ Động vật nhai lại. + Động vật có dạ dày đơn. + Chim ăn hạt và gia cầm.
Hoạt động 2:
- Biến đổi sinh học là gì? Khác với biến đổi hóa học ở điểm nào?
- Quan sát hình 16.2, 16.3, 16.4 kết hợp thông tin SGK thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2: “ Tìm hiểu quá trình tiêu hóa hóa học và sinh học ở ĐV” ĐV nhai lại ĐVcó dạ dày đơn Chim ăn hạt và gia cầm Biến các thành phần khác rất ít. Thành phần dinh dưỡng ít, lượng thức ăn ăn vào phải nhiều, do đó nơi chứa phải lớn và ruột phải đủ dài.
- +Hàm răng, dạ dày, ruột. Hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nếp men răng cứng, dạ dày to khỏe, ruột dài có manh tràng phát triển.
+ Thể hiện sự thích nghi với chế độ dinh dưỡng khác nhau. -Không.Cỏ được biến đổi sinh học nhờ hoạt động của vi sinh vật. VSV tiết ra enzim
xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ
- +Ở động vật ăn tạp và động vật ăn thịt: Biến đổi hóa học và cơ học là chủ yếu.
+Ở động vật ăn thực vật: có thêm biến đổi sinh học. - Khoang miệng và dạ dày.
- Quan sát hình, thảo luận nhóm (2 phút). Cá nhân trình bày.
- + Biến đổi sinh học: biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. VSV tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ, bản thân ĐV không có khả năng tiêu hóa xenlulôzơ.
+ Biến đổi hóa học: biến đổi nhờ enzim trong bộ máy tiêu hóa tiết ra.
- Thảo luận nhóm 2 phút, cá nhân trình bày.
và ruột.
-Thức ăn ( cỏ, rơm….)
→
nhaisoqua dạ cỏ (biến đổi sinh học) tungbui → dạ tổ ong olen→ miệng nhai lại → dạ lá sách (hấp thụ nước) → dạ múi khế (HCl và enzim trong dịch vị) → ruột (tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng) - Ở dạ cỏ có hệ VSV phát triển mạnh tiết ra enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulôzơ gây ra sự biến đổi sinh học.
- Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu cơ thể vật chủ.
b. Ở các ĐV có dạ dày đơn :
- Thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày và ruột.
- Quá trình biến đổi sinh học diễn
ra ở ruột tịt (manh tràng). Ruột tịt chứa một lượng VSV rất lớn.
c. Ở chim và gia cầm :
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề) và chuyển xuống ruột. + Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa. + Lớp cơ của dạ dày cơ khỏe và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hóa.
+ Ở ruột: thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ tuyến tụy, tuyến gan, tuyến ruột.
đổi sinh học Biến đổi hóa học
- Tại sao trong thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường? - Trâu bò chỉ ăn cỏ, nhưng thịt của chúng lại rất giàu protein
- Quá trình nhai lại lần 2 ở ĐV nhai lại có ý nghĩa gì?
- Quan sát hình và viết con đường đi của thức ăn trong quá trình tiêu hóa ở ĐV nhai lại.
- Tại sao ở ĐV có dạ dày đơn thì manh tràng lại phát triển?
-Chúng ăn thực vật nhưng tại sao Trâu ,Bò có dạ dày kép trong khi đó Ngựa,Thỏ lại có dạ dày đơn - Tại sao trong mề của gà hoặc chim mổ ra thường thấy những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? * ở gia cầm cũng có VSV tiêu hóa xenlulôzơ nhưng sự tiêu hóa này không có ý nghĩa.
- Prôtêin chủ yếu do VSV cung cấp.
- + Nghiền thức ăn kĩ hơn, tạo ĐK cho quá trình tiêu hóa tiếp theo.
+ Giải phóng lượng khí tạo ra do VSV lên men để tiêu hóa xenlulôzơ.
- Miệng→dạ cỏ →dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách → ruột.
- Manh tràng phát triển để tiêu hóa xenlulôzơ nhờ VSV, cung cấp protein cho ĐV.
-Vì trong quá trình tiến hoá Trâu,Bò thường xuyên bị tấn công ->lấy thức ăn vội vào dạ dày,không kịp nhai->Dạ dày biến đổi thành 4 túi để khi nghỉ ngơi thì chúng ợ lên nhai lại.Ngựa,Thỏ thường lẫn trốn kẻ thù nhanh hơn nên dạ dày chỉ có 1 túi
- Do chim không có răng nên mổ thêm hạt sỏi giúp dạ dày cơ nghiền nát những thức ăn hạt đã được thấm dịch nhầy và dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ dày tuyến.
3. Củng cố: 3 phút
- Vì sao nói: “Lôi thôi như cá trôi lòi ruột”
Do cá trôi ăn thực vật nên ruột rất dài, khi mổ ruột sổ ra một mớ “lôi thôi” - Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
-HS:Do thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hoá nên phải ăn với số lượng lớn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể
-Gv:Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:Trong ống tiêu hoá của động vật nhai lại,thành xenlulôzơ của tế bào thực vật
a)Không được tiêu hoá nhưng được phá vỡ ra nhờ sự co bóp mạnh của dạ dày b)Được nước bọt thuỷ phân thành các phần đơn giản
c)Được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày
- Ở bê, nghé chỉ bú sữa, vậy sữa có được đưa xuống dạ cỏ không? Giải thích?
Không, sữa được chảy thẳng qua dạ lá sách vào dạ múi khế nhờ ránh thực quản bắt đầu từ thượng vị và chấm dứt ở lỗ thong tổ ong – lá sách.
4. Dặn dò: 1 phút.
- Xem lại bài. Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK. -Đọc trước bài 17,tìm hiểu các hình 17.1đến hình 17.5 -Trả lời câu lệnh phần II của bài 17
Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài
Ngày soạn: 30/9/2011 Tuần: 9 Tiết: 18
BÀI 17: HÔ HẤP
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.
- HS phân biệt các hình thức trao đổi khí ở các nhóm ĐV khác nhau .
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi khí ngoài với trao đổi khí tế bào ở các động đa bào và vai trò của máu và dịch mô trong hô hấp .
- Trình bày được cơ chế điều hòa hấp . 2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích ,so sánh ,tổng hợp. - Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhó
3.Vận dụng:
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức hô hấp ở ĐV nói chung và người nói riêng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp: 1. Phương pháp: + Hỏi đáp + Khám phá + Diễn giảng. 2. Phương tiện: - SGK sinh học 11. - Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK.
III. Trọng tâm: Mục I
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Chuẩn bị:
- Ổn định lớp (1 phút). - Kiểm tra bài cũ:
-GV:Hãy trình bày đặc điểm tiêu hoá của thú ăn thịt.Tại sao thú ăn thực vật có manh tràng dài?
-HS:Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với loại thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng
-Chiều dài ống tiêu hoá ngắn
-Răng:Có đặc điểm cấu tạo phù hợp với tiêu hoá thịt như:Răng cửa lấy thịt ra khỏi
xương,răng nanh nhọn,dài cắm vào con mồi để giử mồi,răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ dễ nuốt,răng hàm có kích thước nhỏ,ít được sử dụng
-Dạ dày đơn có dạng túi lớn,dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và trộn đều thức ăn với dịch vị,enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành peptid(Thịt được tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá giống như trong dạ dày người
-Ruột non ngắn hơn ruột non của thú ăn thực vật,các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ ở ruột non giống như ở người
-Manh tràng:Ngắn,do thú ăn động vật,thức ăn mềm,dễ tiêu hoá->không cần hoạt động của vi sinh vật nên manh tràng dần dần tiêu biến
*Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển vì có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng
- Vào bài: (1 phút) -GV:Thế nào là hô hấp?
-HS:Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như:Phổi,mang,da…
-GV:Hô hấp ở động vật có 2 dạng:Hô hấp ngoài và hô hấp trong.Qúa trình hô hấp các em vừa phát biểu là hô hấp ngoài,hô hấp trong bao gồm trao đổi khí giữa tế bào với máu và hô háp tế bào.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hô hấp ngoài ở động vật
2. Trình bày tài liệu mới: Bài 17: Hô Hấp
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Khái niệm:
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ ngoài vào để ôxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Hô hấp diễn ra ở tế bào. Bào quan thực hiện là ti thể.
- Trao đổi khí là biểu hiện bên ngoài của hô hấp. Gồm trao đổi khí ngoài (giữa cơ thể và môi trường) và trao đổi khí trong (giữa tế bào với môi trường trong cơ thể)
Hoạt động 1:
- Hoàn thành những khoảng trống sau cho hoàn chỉnh về hô hấp ở động vật:
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể …….. từ ngoài vào để ……… các chất trong tế bào và giải phóng …… cho các hoạt động sống, đồng thời ………. ra ngoài
- Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong.
- Trao đổi khí khác với hô hấp như thế nào? Và chúng có mối quan hệ ra sao?
- Lấy O2, ôxy hóa, năng lượng, thải CO2.
- + Quá trình lấy ôxi và thảy CO2 gọi là trao đổi khí (hô hấp ngoài)
+ Hô hấp trong gồm: TĐK giữa TB với máu và hô hấp tế bào.
- Trao đổi khí là biểu hiện bên ngoài của hô hấp. Gồm trao đổi khí ngoài (giữa cơ thể và môi trường) và trao đổi khí trong (giữa tế bào với môi trường). Trao đổi khí là điều kiện và hệ quả của hô hấp.