Thực trạng quản lí việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 59 - 61)

dục ngoài giờ lên lớp

Kế hoạch là công cụ chủ yếu để QL và giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình hoạt động của nhà trường, đồng thời nó là căn cứ để GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp mình phụ trách. Vì vậy QL việc thực hiện kế hoạch hoạt động của GV là rất cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các GV, CB Đoàn - Hội trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp QL.

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL

QL việc thực hiện kế hoạch Mức độ thực hiện

T K TB Y

1 Thông qua báo cáo của GVCN, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội LHTN 20 50% 15 37.5% 5 12.5% 2 Thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo án của

GVCN và những người được phân công phụ trách chuyên đề

25 62.5%

15 37.5% 3 Thông qua việc dự giờ thăm lớp 3

7.5% 12 30% 20 50% 5 12.5% 4 Thông qua làm việc với các lực lượng trong

và ngoài nhà trường 11 27.5% 27 67.5% 2 5% 5 Thông qua báo cáo của bộ phận tài chính 19

47.5%

12 30%

9 22.5% 6 Thông qua việc kiểm tra đánh giá sau mỗi

hoạt động 13 32.5% 17 42.5% 7 17.5% 3 7.5%

Bảng 2.10 cho thấy việc QL thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của BGH nhà trường chưa thực sự đồng đều ở các khâu. Để giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDNGLL, BGH nhà trường sử dụng các hình thức sau: Thông qua báo cáo của GVCN, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội LHTN; Thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo án của GVCN và những người được phân công phụ trách chuyên đề; Thông qua việc dự giờ thăm lớp; Thông qua làm việc với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; thông qua báo cáo của bộ phận tài chính, thông qua việc KT - ĐG sau mỗi hoạt động. Nếu nhìn vào bảng 2.11 có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc QL thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL được thực hiện tốt nhất thông qua hình thức kiểm tra hồ sơ giáo án của GVCN và những người có liên quan (62.5% đánh giá ở mức Tốt và 37.5% đánh giá ở mức Khá). Thông thường, nhà trường tổ

chức kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm (trong đó có giáo án HĐGDNGLL) hàng tháng, sau đó kết quả kiểm tra được sử dụng như là một tiêu chí đánh giá xếp loại GV hàng tháng. Thông qua việc kiểm tra này nhà trường biết được GVCN thực hiện đến đâu, có cắt xén chương trình hay không. Bên cạnh đó, việc QL thông qua báo cáo của GVCN, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội LHTN cũng được đánh giá ở mức độ Tốt và Khá cao (lần lượt là 50% và 37.5%). Vào cuối tháng, các GVCN và Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội LHTN phải báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL. Thông qua đây BGH nhà trường kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh những trường hợp không thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. Tiếp theo là hình thức QL thông qua báo cáo của bộ phận tài chính gồm kế toán và thủ quỹ. Tuy kinh phí dành cho HĐGDNGLL không nhiều và thực chất không có văn bản nào hướng dẫn việc chi cho HĐGDNGLL, nhưng nhà trường vẫn sử dụng một khoản kinh phí nhất định (trích từ quỹ học phí và quỹ hỗ trợ giáo dục) để tổ chức các HĐGDNGLL. Thông qua báo cáo của bộ phận tài chính, nhà trường biết nguồn kinh phí này được sử dụng như thế nào, có đúng với kế hoạch đề ra hay không. Hình thức QL bị đánh giá thấp nhất là thông qua việc dự giờ thăm lớp (có tới 50% đánh giá mức Trung bình và thậm chí còn có 12.5% đánh giá ở mức Yếu). Trên thực tế việc dự giờ các tiết HĐGDNGLL là rất ít, chỉ trừ những dịp đặc biệt như 20/11, 26/3. BGH nhà trường thường xuyên đi dự giờ nhưng lại chỉ quan tâm dự giờ các môn văn hóa, chưa quan tâm tới việc dự giờ HĐGDNGLL. QL thông qua KT - ĐG sau mỗi hoạt động cũng bị đánh giá ở mức thấp (17.5% đánh giá mức Trung bình, 7.5% đánh giá mức Yếu).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)