HĐGDNGLL có thể đi đến nhận định như sau:
Đội ngũ CBQL và CB Đoàn - Hội có nhận thức tương đối đầy đủ, toàn diện và họ đánh giá cao vị trí vai trò của HĐGDNGLL (Điều này thể hiện ở cột điểm trung bình). Tỉ lệ đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng đạt trên 80%. Đây là điều kiện thuận lợi để chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện tốt chương trình HĐGDNGLL. HS nhận thức ở mức thấp hơn. Đặc biệt, CMHS nhận thức còn rất thấp, họ chưa hiểu thấu đáo vị trí vai trò của HĐGDNGLL, đánh giá của họ đạt 33,3% ở mức độ quan trọng. Vì vậy, CBQL cần có những biện pháp tích cực hơn nữa tuyên truyền đến CMHS và HS để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đa Phúc THPT Đa Phúc
*Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL
XD kế hoạch là việc làm quan trọng đối với những người làm công tác QLGD. Nếu đội ngũ CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN làm tốt việc XD kế hoạch HĐGDNGLL thì chắc chắn công tác giáo dục toàn diện HS sẽ đạt hiệu quả cao.
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi đối với CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN và phỏng vấn sâu các đối tượng này, tác giả thu được kết quả như sau:
- Tốt: (T) - Khá (K) - Trung bình (TB)
Bảng 2.4 Thực trạng XD kế hoạch HĐGDNGLL ở Trường THPT Đa Phúc
Xây dựng kế hoạch Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc T (3) K (2) TB (1)
1 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung theo chủ đề năm học và cụ thể hóa theo từng tuần, từng tháng
26 12 2 2.6 2
2 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho
GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp 28 9 3 2.625 1 3 Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang
thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL
13 21 6 2.175 5
4 Việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL
15 21 4 2.275 4
5 Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân
22 12 6 2.4 3
6 Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng
lực tổ chức HĐGDNGLL 12 21 7 2.125 6
Vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL. Kế hoạch này chỉ đạo hoạt động của trường và từng lớp đồng thời là căn cứ để GVCN xây dựng kế hoạch cá nhân.
Kết quả ở bảng 2.4 cho ta thấy việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL đang được đánh giá ở mức độ trung bình. Điểm trung bình dao động trong khoảng từ 2 đến 3 điểm. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng: “Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp” được
đánh giá là tốt nhất với điểm trung bình là 2.625, kế đó là: “Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung theo chủ đề năm học và cụ thể hóa theo từng tuần, từng tháng” được đánh giá xếp thứ 2 với điểm trung bình là 2.6. Đây là những công việc được thực hiện nghiêm túc, khoa học và khá đồng bộ. “Việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL” được đánh giá xếp thứ 4 với điểm trung bình là 2.275. Điều này phản ánh rõ thực tế là nhà trường chưa thực sự chú trọng đến công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng nhau xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL. Đôi khi sự phối hợp này chỉ mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đi vào chiều sâu. “Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL”
không được đánh giá cao. Trên thực tế, các trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL chủ yếu là tận dụng các trang thiết bị hiện có, chưa có kinh phí để đầu tư mua sắm thêm nên việc xây dựng kế hoạch sử dụng cũng có phần bị hạn chế. “Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL” được xem là khâu yếu nhất với điểm trung bình là 2.125. GVCN, CB Đoàn - Hội là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL và chủ yếu họ làm theo kinh nghiệm và năng khiếu tổ chức của mỗi cá nhân, không hề qua tập huấn hay đào tạo chuyên sâu.
Ngoài việc điều tra bằng bảng hỏi, tác giả còn tiến hành phỏng vấn lại, kết quả tương đối nhất quán.
Trong số 20 CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN được phỏng vấn, 60% cho rằng việc xây dựng kế hoạch theo năm học, theo từng tuần, từng tháng là tốt. Bên cạnh đó, 5% đánh giá mức độ trung bình. Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp được 70 % đánh giá ở mức Tốt, 20% mức Khá, 10% mức Trung bình. Việc xây dựng kế hoạch KT - ĐG, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân được đánh giá các mức độ Tốt, Khá, Trung bình lần lượt là 55%, 30%, 15%.
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL bị đánh giá thấp. Chỉ có 20 % đánh giá mức Tốt, có tới 50% đánh giá mức Khá và 30% nhận định mức độ Trung bình.
Các hoạt động của nhà trường đặc biệt là HĐGDNGLL, mà không có sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thì hoạt động giáo dục khó đạt hiệu quả. Các ý kiến tập trung cao ở mức độ Khá và Trung bình.
Về kế hoạch KT - ĐG, ý kiến của CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN thống nhất cho rằng việc này mới chỉ đạt mức độ Trung bình, Khá. Các mức độ Tốt, Khá, Trung bình được đánh giá lần lượt là 30%, 60%, 10%. Đây là con số khiến các nhà QL phải suy nghĩ.
Tương tự như khi điều tra bằng bảng hỏi, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL bị đánh giá là khâu yếu nhất. Có tới 50% cho rằng việc này chỉ ở mức Khá, 30 % đánh giá mức Trung bình và thậm chí có 5% đánh giá ở mức Yếu.
* Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc
Bảng 2.5: Thực trạng việc thực hiện những nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc (Đánh giá của 40 CBGV)
Loại hình HĐGDNGLL Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Kết quả thực hiện Điểm TB Thứ Bậc TX (3) TT (2) KBG (1) T (3) K (2) TB (1)
1 Hoạt động chính trị xã hội (Các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của dân tộc, hoạt động
truyền thống của trường, địa phương, hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện…) 37 3 2.925 1 32 8 2.8 2
2 Hoạt động văn hóa nghệ thuật (Thơ ca, múa hát, tiểu phẩm, các hội thi, biểu diễn nghệ
thuật, du lịch, câu lạc bộ bộ môn,…) 35 5 2.875 2 29 11 2.725 3
3 Hoạt động TDTT (Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, võ, khiêu vũ, hội khỏe phù
đổng,…) 21 19 2.525 4 24 15 1 2.575 4
4 Hoạt động KHKT - hướng nghiệp (Câu lạc bộ tìm hiểu XH, KH theo chuyên đề, sưu
tầm tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, tấm gương người tốt, việc tốt, nghe nói chuyện,…) 16 24 2.4 5 14 23 3 2.275 5
5 Hoạt động vui chơi giải trí (Trò chơi trí tuệ, trò chơi thể thao, thi ứng xử, hội chợ, hùng
biện theo chủ đề,…) 13 27 2.325 6 11 26 3 2.2 6
6 Hoạt động lao động công ích (Vệ sinh lớp học, sân trường, trồng cây, chăm sóc bồn hoa
Qua khảo sát CBQL, CB Đoàn - Hội và GVCN cho thấy hầu hết các nội dung HĐGDNGLL đều được thực hiện ở mức độ Thường xuyên và Thỉnh thoảng. Đặc biệt các nội dung 1,2,6 mức độ Thường xuyên cao hơn cả. Điểm trung bình của các nội dung này lần lượt là 2.925, 2.875, 2.75. Trong cả năm học hầu như tháng nào cũng gắn với một ngày lễ lớn hoặc ngày kỉ niệm, ngày truyền thống. Nhà trường thường gắn HĐGDNGLL với những hoạt động chính trị - xã hội. Việc tổ chức mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức nói chuyện chuyên đề, gặp mặt các tấm gương điển hình trong đấu chiến đấu, trong lao động,…và các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa được thực hiện đều đặn, thường xuyên. Các chủ đề giáo dục đều được thể hiện bằng các hoạt động văn hóa nghệ thuật vì vậy mức độ thực hiện thường xuyên. Nhà trường tích cực hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, tổ chức trồng nhiều cây bóng mát, xây dựng bồn hoa cây cảnh,… Ngoài ra, trường còn nhận chăm sóc khu di tích cấp quốc gia Đền Sóc, Chùa Dược Thượng đóng trên địa bàn gần trường. Việc yêu cầu HS tham gia lao động, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, trồng thêm cây cối trong trường là những việc làm thường xuyên.
Ngoài việc đánh giá về tần suất thực hiện các loại hoạt động trên, tác giả còn điều tra nhận định về hiệu quả của những hoạt động này. Cũng theo kết quả thể hiện ở bảng 2.5, hoạt động lao động công ích được đánh giá là thực hiện tốt nhất với điểm trung bình là 2.85, kế đó là hoạt động chính trị xã hội với điểm trung bình là 2.8, tiếp theo là hoạt động văn hóa nghệ thuật với điểm trung bình là 2.725. Kết quả này khá logic với tần suất thực hiện các loại hoạt động này. Đối với các hoạt động còn lại là hoạt động TDTT, hoạt động KHKT - HN, hoạt động vui chơi giải trí, CBQL và GVCN đánh giá ở mức độ thấp hơn. Điều này phản ánh thực tế là những hoạt động này chưa được đầu tư một cách thích đáng.
Bên cạnh kết quả do CBQL và GVCN đánh giá, kết quả điều tra từ phía HS được xác nhận như sau:
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện HĐNGLL (đánh giá của 200 HS ) Loại hình HĐGDNGLL Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Kết quả thực hiện Điểm TB Thứ bậc TX (3) TT (2) KBG (1) T (3) K (2) TB (1)
1 Hoạt động chính trị xã hội (Các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của dân tộc, hoạt động truyền thống của trường, địa phương, hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện,…)
91 100 9 2.41 2 95 81 24 2.355 3 2 Hoạt động văn hóa nghệ thuật (Thơ ca, múa hát, tiểu phẩm, các hội thi, biểu
diễn nghệ thuật, du lịch, câu lạc bộ bộ môn,…) 136 56 8 2.64 1 120 57 23 2.485 1
3 Hoạt động TDTT (Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, võ, khiêu vũ, hội
khỏe phù đổng,…) 38 152 10 2.14 6 63 81 56 2.035 5
4 Hoạt động KHKT - Hướng nghiệp (Câu lạc bộ tìm hiểu XH, KH theo chuyên đề, sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, tấm gương người tốt, việc tốt, nghe nói chuyện,…)
49 141 10 2.195 5 62 72 66 1.98 6 5 Hoạt động vui chơi giải trí (Trò chơi trí tuệ, trò chơi thể thao, thi ứng xử, hội
chợ , hùng biện theo chủ đề,…) 65 127 8 2.285 4 97 68 35 2.31 4
6 Hoạt động lao động công ích (Vệ sinh lớp học, sân trường, trồng cây, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tham gia lao động tại địa phương và các cơ quan xí nghiệp kết nghĩa,…)
Kết quả ở bảng 2.6 khá tương đồng với những đánh giá của CBQL và GVCN. Tuy vị trí thứ bậc có khác nhau nhưng các hoạt động như hoạt động lao động công ích, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật vẵn được đánh giá cao cả về tần suất thực hiện và kết quả thực hiện.
Nhìn chung, qua điều tra có thể thấy rằng nhà trường đã quan tâm đến nội dung HĐGDNGLL, thực hiện khá nghiêm túc các yêu cầu về nội dung bắt buộc của Bộ GD & ĐT đã ban hành cũng như các hoạt động tự chọn. Tuy vậy, hiệu quả thực hiện các hoạt động chưa được đồng đều, có hoạt động được chú trọng đầu tư nhiều, cũng có hoạt động chưa được quan tâm đầu tư nên hiệu quả còn hạn chế.
* Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL (Đánh giá của 40 CBQL, GVCN) Các phƣơng diện Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc TX (3) TT (2) KBG (1)
Loa đài, tăng âm, băng đĩa, đầu video,
máy chiếu, máy tính 34 6 2.85 1
Kèn, trống, đàn 10 30 2.25 4
Bảng, phấn, tranh, ảnh 26 14 2.65 2
Phòng chức năng, đa năng, sân chơi bãi
tập 19 18 3 1.525 5
Kinh phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng
Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL (Đánh giá của 200 HS) Các phƣơng diện Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc TX (3) TT (2) KBG (1)
Loa đài, tăng âm, băng đĩa, đầu video, máy
chiếu, máy tính 135 61 4 2.655 1
Kèn, trống, đàn 16 144 40 1.88 4
Bảng, phấn, tranh, ảnh 79 112 9 2.35 2
Phòng chức năng, đa năng, sân chơi bãi tập 71 92 37 2.17 3 Kinh phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ HĐGDNGLL 32 104 64 1.84 5
Bảng 2.7 và 2.8 cho thấy rằng ý kiến nhận định của CBQL, GVCN và của HS khá thống nhất.
Việc sử dụng loa đài, tăng âm, băng đĩa, đầu video, máy chiếu, máy tính,…được cả hai đối tượng đánh giá xếp thứ bậc 1. Việc sử dụng phương tiện nghe, nhìn để nâng cao tính hấp dẫn, sinh động, thu hút HS tham gia hoạt động là rất cần thiết. Đây là những phương tiện công nghệ hiện đại có thể hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của nhà trường. Tại trường THPT Đa Phúc đã có tới 15 phòng học được trang bị máy tính, máy chiếu, loa đài. Tỉ lệ GVCN thường xuyên sử dụng các phương tiện này trong HĐGDNGLL là rất đáng kể.
Việc sử dụng bảng, phấn, tranh ảnh khá thường xuyên và được cả hai đối tượng xếp thứ 2 vì đây là những đồ vật dễ vận chuyển, kinh phí thấp.
Việc sử dụng sân chơi bãi tập, các phòng chức năng cho HĐGDNGLL còn bị đánh giá là rất hạn chế. Số lượng lớp đông (38 lớp) nên nhà trường không thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng sân chơi bãi tập, các phòng chức
năng,…của các lớp. Sân chơi bãi tập của nhà trường do diện tích hạn chế nên hầu như chỉ dành để cho GV giảng dạy hai bộ môn là Thể dục và Giáo dục quốc phòng. Tương tự như vậy, nhà tập đa năng của trường cũng dành phần nhiều thời gian cho các tiết Thể dục. Các HĐGDNGLL hiếm khi được tổ chức tại những khu vực này, nếu có thì cũng chỉ là vào những ngày chủ nhật. Chính vì vậy, CBQL và GVCN đánh giá đây là yếu tố xếp cuối cùng với mức điểm trung bình rất thấp là 1.525. Về phía HS, các em đánh giá “Kinh phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ HĐGDNGLL” xếp thứ bậc cuối cùng. Điều này phản ánh hoàn toàn chính xác thực tế là khi các em HS đặc biệt là cán sự lớp tham gia các khóa bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL thì hầu như không có khoản kinh phí nào được chi cho các em mà chỉ có khoản kinh phí rất hạn chế dành cho giảng viên hoặc báo cáo viên. Thông thường các hoạt động này chỉ nhằm vào tinh thần xung kích tình nguyện của các đoàn viên thanh niên trẻ, năng động, nhiệt huyết. CBQL và GVCN cũng đánh giá yếu tố này không cao, điểm trung bình chỉ đạt 2.275.