Thực trạng quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 66 - 68)

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của QL. Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà QL phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra tạo ra các căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thành các quyết định trong QL. KT - ĐG trong HĐGDNGLL cũng vậy. Nếu BGH không làm tốt chức năng này sẽ dễ dẫn đến tình trạng làm qua loa đại khái, mang tính đối phó là chính.

Dưới đây là kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, Cán bộ Đoàn - Hội, GVCN về thực trạng công tác QL KT - ĐG HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc.

Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá thực trạng QL công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL

Hình thức KT - ĐG Mức độ thực hiện T K TB Y 1 QL công tác tự đánh giá HĐGDNGLL của các GVCN, các tập thể lớp 12 30% 15 37.5% 11 27.5% 2 5% 2 Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tiết

HĐGDNGLL 15 37.5% 15 37.5% 8 20% 2 5% 3 Kiểm tra thông qua hồ sơ giáo án

HĐGDNGLL của GVCN

33 82,5%

7 17,5% 4 QL việc tuyên dương, phê bình các cá

nhân, tập thể từng tháng, từng học kì 18 45% 21 52,5% 1 2,5% 6 QL việc bổ sung, cải tiến phương pháp

kiểm tra, đánh giá

18 45% 16 40% 6 15%

Bảng 2.13 cho thấy thực trạng QL công tác KT - ĐG chủ yếu bị đánh giá thấp. Duy nhất công tác kiểm tra thông qua hồ sơ giáo án HĐGDNGLL của GVCN được đánh giá cao (82.5% đánh giá mức Tốt, 17.5% đánh giá mức Khá). Tuy vậy, BGH kiểm tra hồ sơ giáo án các tiết HĐGDNGLL của GVCN mới chỉ dừng lại ở việc xem GV có soạn bài hay không còn nội dung thì chưa quan tâm triệt để. Còn lại các hình thức QL KT - ĐG khác được cho là chưa hiệu quả. 5% ý kiến cho rằng việc QL công tác tự đánh giá HĐGDNGLL của các GVCN, các tập thể lớp còn yếu. 5% ý kiến cho rằng việc kiểm tra thường xuyên, đột xuất các tiết HĐGDNGLL còn chưa được quan tâm, chú trọng.

Việc KT - ĐG nhiều khi mang tính hình thức, chủ yếu là giao phó cho Đoàn thanh niên. Mục đích kiểm tra là để xếp loại thi đua giữa các lớp trong trường, chưa làm tốt việc đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp hoạt động.

Về việc tuyên dương, phê bình các cá nhân, tập thể, có 45% ý kiến đánh giá mức Tốt, 52.5% đánh giá mức Khá, 2.5% đánh giá mức Trung bình. Trên thục tế việc làm này mới chỉ được thực hiện sau các đợt thi đua lớn như đợt thi đua chào mừng 20.11, 26.3. Ngoài ra, việc này chưa được thực hiện hàng tháng.

Việc nắm bắt tình hình HĐGDNGLL hàng tháng để kịp thời phát hiện những sai lệch từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy kịp thời chưa được BGH quan tâm đúng mức.

Việc KT - ĐG, xếp loại HĐGDNGLL theo từng học kì cũng chưa được thực hiện một cách bài bản, do đó chưa động viên khích lệ được các GVCN phát huy hết năng lực bản thân, chưa chỉ ra được những điểm yếu, những điểm cần khắc phục của GVCN.

Riêng việc QL bổ sung, cải tiến phương pháp KT - ĐG, không có ai đánh giá ở mức Tốt, chỉ có 45% đánh giá mức Khá, còn lại 40% đánh giá

mức Trung bình, 15% đánh giá mức Yếu. Điều này chứng tỏ BGH nhà trường vẫn sử dụng những hình thức kiểm tra truyền thống, chưa cải tiến phương pháp kiểm tra nhằm khích lệ GV và HS tham gia hoạt động.

Từ thực tế đó cho thấy người CBQL cần phải có những biện pháp QL công tác KT - ĐG phù hợp, thiết thực hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 66 - 68)