Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 90 - 92)

ngoài giờ lên lớp.

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này được sử dụng nhằm đánh giá khả năng của học sinh về nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL, giúp học sinh thấy được hạn chế, tự điều chỉnh sai lệch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, rút ra bài học kinh nghiệm để các hoạt động khác có kết quả hơn.

Đối với GV, kết quả KT - ĐG phản ánh sự trưởng thành của HS và đồng thời giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, qua đó GV tự trau dồi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, GV cũng so sánh được hoạt động của lớp mình chủ nhiệm với các lớp khác để kịp thời điều chỉnh. Đối với CBQL, việc đánh giá HS qua tổ chức HĐGDNGLL là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Đó là cơ sở để CBQL xây dựng chiến lược giáo dục cho nhà trường.

3.2.5.2Nội dung và cách thức thực hiện

- Kiểm tra hồ sơ giáo án của GVCN theo định kì và đột xuất.

- Có kế hoạch kiểm tra giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra tập thể, cá nhân GV, HS.

- KT - ĐG các hoạt động xã hội như việc tuyên truyền pháp luật, đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện,…thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến.

- Kiểm tra cách thức tổ chức của các đoàn thể, việc thực hiện của các tập thể lớp, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng cho tập thể, cá nhân hoạt động đúng hướng.

- Kiểm tra thông qua việc dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất, qua đây có thể đánh giá mưc độ chuẩn bị cho hoạt động của GV và HS, năng lực tổ chức hoạt động của GV và HS.

- Kiểm tra qua trao đổi trò chuyện trực tiếp, có thể kiểm tra qua ý kiến phản ánh của CMHS.

- Kiểm tra sản phẩm hoạt động của học sinh qua phiếu tự đánh giá, phiếu hỏi, bài viết,…

- Khi họp CMHS toàn trường, nhà trường có thể tổ chức lấy ý kiến thăm dò về việc đánh giá chất lượng HĐGDNGLL.

- Chú trọng công tác tổng kết, đánh giá, thi đua, khen thưởng vì đây là một công đoạn hết sức quan trọng nhằm khích lệ sự phấn đấu thi đua, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong một tập thể.

- Sau mỗi hoạt động, tổ chức đánh giá những mặt được, mặt hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để các hoạt động sau được thực hiện tốt hơn.

- Tổng kết, đánh giá, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Cần có các tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể ngay từ đầu năm học. Có thi đua phải có khen thưởng mới tạo ra hứng thú, sự thu hút và kích thích lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của cá nhân tập thể.

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện:

- Nhà trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể để so sánh, phân tích, đối chiếu nhằm đảm bảo tính khách quan.

- Nhà trường cần có các cuộc trao đổi, thảo luận với trường bạn qua tổ chức hội thảo, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng năng lực QL, giúp CBQL đổi mới, sáng tạo trong việc QL công tác KT - ĐG, thi đua khen thưởng và nhận ra mặt mạnh, mặt yếu trong QL để điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)