Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 94 - 114)

Tác giả thu được kết quả như bảng phụ lục 3 và tổng kết như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí đề xuất

Số TT Tên biện pháp Tính cấp thiết Điểm TB Thứ bậc RCT CT KCT 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng ngoài xã hội về HĐGDNGLL 40 0 0 3 1 2 Phân định trách nhiệm về QL HĐGDNGLL trong nhà trường 39 1 0 2.975 2 3

Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

37 3 0 2.925 4

4

Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả CSVC để phục vụ cho HĐGDNGLL

36 4 0 2.9 5

5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

HĐGDNGLL 38 2 0 2.95 3

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất

Số

TT Tên biện pháp

Tính khả thi Điểm

TB Thứ bậc

Khả thi Ít khả thi Ko khả thi

1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng ngoài xã hội về HĐGDNGLL

37 3 0 2.925 1

2 Phân định trách nhiệm về QL

HĐGDNGLL trong nhà trường 35 4 1 2.85 2

3

Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để thực hiện HĐGDNGLL 33 4 3 2.75 4 4 Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả CSVC để phục vụ cho HĐGDNGLL 33 2 5 2.7 5

5 Đổi mới công tác kiểm tra,

Kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.1, Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp QL do tác giả đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi được đánh giá khá cao. Đa số các ý kiến đều cho rằng biện pháp do tác giả đề xuất là cấp thiết và cần được triển khai ngay đối với thực tế QL của nhà trường. 100% ý kiến cho rằng cả 5 biện pháp này đều rất cấp thiết hoặc cấp thiết. Trong đó, biện pháp thứ nhất, thứ hai, thứ năm được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi nhất. Như vậy, các nhà QL đều thấy rõ đây là những vấn đề cần làm ngay. Bởi việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, CMHS là việc cần quan tâm hàng đầu. Từ chỗ nhận thức đúng đắn, tiếp tục phân định trách nhiệm QL và sau đó là đổi mới KT - ĐG. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt được sự đồng thuận tối đa, thậm chí có ý kiến cho là ít khả thi hoặc không khả thi. Đặc biệt là ở biện pháp thứ tư, có tới 5 ý kiến cho rằng không khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế trường THPT Đa Phúc bởi việc đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, CSVC nhiều khi đã được lên kế hoạch nhưng do điều kiện kinh phí eo hẹp nên chưa thực hiện được. Tuy vậy, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng các biện pháp này rất cấp thiết và hoàn toàn khả thi.

Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số CBQL. Ý kiến phỏng vấn khá tương đồng với kết quả điều tra qua phiếu hỏi. 80% ý kiến cho rằng biện pháp thứ nhất, thứ hai và thứ năm có tính cấp thiết và khả thi cao nhất. Cô giáo Nguyễn Thị T - Hiệu trưởng nhà trường nhận định “Các biện pháp số 1, 2, 5 thực sự rất cần được đưa vào thực hiện tại trường THPT Đa Phúc vào thời điểm này. Đây là những biện pháp hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và có tính khả thi cao. Hai biện pháp còn lại cũng rất quan trọng và cấp thiết, tuy nhiên để thực hiện tốt hai biện pháp này thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như việc đầu tư kinh phí của Sở, việc đồng thuận của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường,…Nhà trường sẽ tích cực tác động với Sở,

với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để có thể triển khai đồng bộ 5 biện pháp này”

Qua đây có thể kết luận rằng 5 biện pháp QL HĐGDNGLL được tác giả đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội, tác giả đã xây dựng năm biện pháp QL hoạt động này, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà nhà trường đang vướng mắc. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi để nhà trường có thể vận dụng vào thực tiễn.

Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo sát với tình hình thực tế ở trường THPT Đa Phúc. Thực tế khảo nghiệm nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong quá trình hình thành nhân cách cho HS không thể không kể tới vai trò to lớn của HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của quá trình giáo dục trong nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn học trên lớp, là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở HS. HĐGDNGLL còn giúp các em mở rộng kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo; Phát triển một số năng lực chủ yếu, từ đó có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để trở thành con người có nhân cách toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về QL, QLGD nói chung, QL HĐGDNGLL nói riêng.

Đề tài đã khảo sát thực trạng thực hiện HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

HĐGDNGLL bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nếu có những biện pháp QL hợp lí sẽ khắc phục được những tồn tại. Đề tài đề xuất một hệ thống gồm 5 biện pháp QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng ngoài xã hội về HĐGDNGLL.

Biện pháp 2: Phân định trách nhiệm về QL HĐGDNGLL trong nhà trường.

Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để thực hiện HĐGDNGLL.

Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả CSVC để phục vụ cho HĐGDNGLL.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác KT - ĐG HĐGDNGLL.

Sau khi tiến hành khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các biện pháp và vai trò tích cực của các biện pháp này trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

2. KHUYẾN NGHỊ

* Với Bộ GD & ĐT

- Quy định nội dung, nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL là một trong chương trình đào tạo của các trường Đại học sư phạm và chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV.

- Xuất bản thêm sách tài liệu tham khảo giúp GV và HS tổ chức HĐGDNGLL đúng định hướng về nội dung hơn và phong phú hơn về hình thức.

- Cải tiến cách đánh giá các nhà trường, đánh giá HS để các nhà trường yên tâm hơn trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

- Có chế độ đãi ngộ thoả đáng, trừ giờ cho GVCN, bí thư Đoàn trường và những lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL.

- Tạo điều kiện, tăng cường tài chính, cơ sở vật chất cho các cấp học, trường học tổ chức HĐGDNGLL.

* Với Sở GD & ĐT Hà Nội

- Trong khi thanh tra toàn diện các trường, bên cạnh việc thanh tra Hoạt động chuyên môn còn cần phải thanh tra HĐGDNGLL.

- Hàng năm tổ chức hội nghị đánh giá kết quả HĐGDNGLL, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các trường thực hiện tốt. Tổ chức giới thiệu các tấm gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện HĐGDNGLL, nhân rộng mô hình tiên tiến.

- Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ thực hiện HĐNGDNGLL cho GV của các trường.

- Khuyến khích các sáng kiến kinh nghiệm viết về lĩnh vực HĐGDNGLL.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các nhà trường trong việc chỉ đạo, tổ chức QL HĐGDNGLL.

* Với trường THPT Đa Phúc

- Nâng cao nhận thức cho mọi thành viên trong nhà trường về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội qui, qui chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia HĐGDNGLL.

- Xậy dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá phù hợp, đặc biệt quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.

- Đầu tư về kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài liệu; có chế độ thoả đáng cho những người chịu trách nhiệm chính trong công tác này.

- Thực hiện tốt việc huy động cộng đồng: Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, CMHS, các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn, các đơn vị kết nghĩa để nhận được sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần cho HĐGDNGLL.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn nhằm nâng cao nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999) , Quản lí giáo dục - Quản lí nhà trường - Một số

hướng tiếp cận. Trường cán bộ quản lí giáo dục trung ương 1, Hà Nội. 2. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lí giáo dục.

Trường cán bộ quản lí giáo dục trung ương 1, Hà Nội

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hƣng (2009), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2002) Chiến lược phát triển giáo dục 2001-

2010. Nxb Giáo dục, Hà nội.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa

học quản lí. Nxb ĐHQG, Hà Nội.

9. Phạm Khắc Chƣơng (2004), Lí luận QLGD đại cương. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị trung ương lần

thứ hai khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì CNH - HĐH. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng bộ Huyện Sóc Sơn (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X.

15. Trần Khánh Đức (2010), Giáo trình Sự phát triển các quan điểm giáo dục. ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), Tập bài giảng môn Lí luận dạy học

hiện đại.ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

19. Đặng Vũ Hoạt (2005), Hoạt động GDNGLL ở trường THCS. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ (1996), Giáo dục học, Tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ (1996), Giáo dục học, Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo

dục. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

23. Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuấn (1995), Một số vấn đề của Lí luận quản lí giáo dục. Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại

cương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Kim Oanh (2008), Các biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS quận Hồng Bàng Hải Phòng.

26. Nguyễn Dục Quang (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa Lớp 10 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản về lí luận QLGD. Trường cán bộ quản lí giáo dục trung ương 1, Hà Nội.

28. Lê Trần Tuấn (2008), Hướng dấn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 12 Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Bùi Thị Thu (2008), Biện pháp QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp của Hiêu trưởng trường THCS địa bàn tỉnh Nam Định.

30. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu, Nguyễn Dục Quang (2007), Sách HĐGDNGLL dành cho giáo viên lớp 10. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu, Nguyễn Dục Quang (2007), Sách

HĐGDNGLL dành cho giáo viên lớp 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu, Nguyễn Dục Quang (2007), Sách

HĐGDNGLL dành cho giáo viên lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 34. Đặng Thị Xƣờng (2008), Biện pháp QL hoạt động giáo dục ngoài giờ

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN)

Để đánh giá thực trạng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và công tác QL hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đa Phúc, từ đó đề xuất các biện pháp QL HĐGDNGLL hiệu quả hơn, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung nêu dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống.

Ký hiệu: RQT: rất quan trọng QT: quan trọng

TĐQT: tương đối quan trọng KQT: không quan trọng

1. Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL

Mức độ nhận thức

RQT QT KQT

1 HĐGDNGLL nối tiếp và thống nhất hữu cơ với HĐ học tập trên lớp nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội

2 HĐGDNGLL hỗ trợ hoạt động dạy - học, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể

3 HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố kết quả HĐ học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, đồng thời bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp

4 HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh

5 HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh

6 HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 94 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)