Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 71 - 73)

- Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS, CMHS còn chưa được thực hiện đầy đủ.

- Tâm lí ngại khó, ngại thay đổi của các nhà QL trước yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động.

- Hầu hết GVCN chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL.

- Không có CB Đoàn - Hội chuyên trách, chức danh này chỉ là kiêm nhiệm nên thời gian đầu tư cho hoạt động bị hạn chế.

- Điều kiện CSVC, trang thiết bị để tổ chức thực hiện chương trình còn thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho hoạt động còn hạn hẹp. CBQL chưa năng động sáng tạo huy động các nguồn lực, xã hội hóa giáo dục hỗ trợ cho hoạt động.

- Chương trình của các môn văn hóa tuy đã được giảm tải nhưng vẫn còn khá nặng đối với hầu hết HS khiến thời gian tham gia hoạt động của các em bị ảnh hưởng không nhỏ.

- Một số GV thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới. Một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên không thu hút được HS tham gia hoạt động.

- Chưa có văn bản hướng dẫn về chế độ cho GV nên khó chi trả cho GV khi tham gia tổ chức hoạt động.

- Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động hầu như chưa được coi trọng.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc có thể nhận thấy rằng:

- HĐGDNGLL của nhà trường đã được tổ chức theo sự chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, sở GD & ĐT Hà Nội, đã từng bước đem lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS.

- Các HĐGDNGLL mới đạt ở mức độ Trung bình hoặc Khá, điều kiện thực hiện các hoạt động còn hạn chế. Các hoạt động với quy mô lớn chưa được tổ chức thường xuyên do hạn hẹp về kinh phí. Lực lượng tổ chức hoạt động với quy mô lớn thường là do BGH, Đoàn thanh niên tổ chức. Chưa thu hút được đông đảo lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL.

- HĐGDNGLL của nhà trường thực sự vẫn chưa được chủ động, đồng đều. Ở một số lớp, các hoạt động chưa đi vào nề nếp, chưa tự giác. HĐGDNGLL chưa được các lực lượng xác định là trọng tâm công tác giáo dục trong nhà trường do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Vì những lí do này tác giả thiết nghĩ cần phải đề xuất những biện pháp QL HĐGDNGLL một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của trường THPT Đa Phúc để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG THPT ĐA PHÚC, SÓC SƠN, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 71 - 73)