Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 57 - 59)

THPT Đa Phúc

2.3.1 Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong một nhà trường, việc QL xây dựng kế hoạch công tác giáo dục trong đó có HĐGDNGLL là một việc làm vô cùng quan trọng bởi vì kế hoạch chính là bản thiết kế, là mô hình dự tính, là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một công việc nào đó.

Khi tiến hành việc gì cũng cần phải có kế hoạch. Kế hoạch càng cụ thể bao nhiêu thì quá trình thực hiện càng tránh được sai sót bấy nhiêu.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường.

Theo quy định của Sở GD & ĐT Hà Nội, ở các trường THPT hiện nay, mỗi tuần có 2 tiết HĐGDNGLL, thường là tiết chào cờ vào ngày thứ 2 đầu tuần và tiết sinh hoạt vào thứ 7 cuối tuần. Tiết chào cờ được tổ chức tập trung toàn trường theo hai khối sáng và chiều. Tiết Sinh hoạt được tổ chức theo đơn vị lớp. Toàn trường có 2 tiết hoạt động theo chủ điểm quy định mỗi tháng, thường được tổ chức vào một buổi chiều thứ tư của tuần thứ hai trong tháng.

Khi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL, GVCN và CB Đoàn - Hội, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Ý kiến của CBQL, CBĐ - H, GVCN về thực trạng QL việc lập kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL

QL việc xây dựng kế hoạch Mức độ thực hiện

T K TB Y

1 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung theo chủ đề năm học và cụ thể hóa theo từng tuần, từng tháng 26 65% 12 30% 2 5% 2 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho

GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp

28 70% 9 22,5% 3 7,5% 3 Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết

bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL 13 32,5% 21 52,5% 6 15% 4 Việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các

lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL 15 37,5% 21 52,5% 4 10% 5 Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá,

khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân

22 55% 12 30% 6 15% 6 Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực

tổ chức HĐGDNGLL 12 30% 21 52,5% 6 15% 1 2,5% Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy công tác QL xây dựng chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc đã được BGH quan

tâm. Ngay từ đầu năm học, kế hoạch HĐGDNGLL tổng thể của cả năm đã được xây dựng, cùng với đó là chương trình cụ thể cho từng tháng. Nội dung này được 65% đối tượng được khảo sát đánh giá là tốt. Bên cạnh đó, việc QL xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp cũng được 70% nhận định ở mức tốt.

Các nội dung QL còn lại như QL việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL, QL việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL, QL việc xây dựng kế hoạch KT - ĐG, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân,…đều được đánh giá chủ yếu ở mức độ Khá và Trung bình. Thậm chí, riêng đối với nội dung QL việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL còn có 2.5% ý kiến đánh giá ở mức Yếu.

Việc QL kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng. Tuy vậy, chỉ có 37.5% đánh giá ở mức Tốt, ngoài ra 52.5% đánh giá mức độ Khá và 10% đánh giá mức độ trung bình. Đây cũng là điểm mà BGH nhà trường cần phải có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)