Vai trò của các chủ thể quản lí trong thực hiện Hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 33 - 36)

Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đạo đức. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy được hoạt động của lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn.

Việc KT - ĐG thực hiện chương trình của các lực lượng tham gia vào hoạt động một cách kịp thời, công bằng, chính xác là nguồn động viên khích lệ tinh thần hoạt động của cả thầy và trò. Qua hoạt động của tập thể lớp, người QL có thể đánh giá năng lực chủ nhiệm của các thày, cô.

Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL góp phần giúp người QL đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Đó là cơ sở để người QL xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, PP và hình thức tổ chức hoạt động cho đơn vị mình.

Để việc đánh giá đạt mục tiêu đề ra cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức độ đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

1.4.2 Vai trò của các chủ thể quản lí trong thực hiện Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngoài giờ lên lớp

*Vai trò của hiệu trưởng

Điều lệ trường trung học ban hành năm 2011 ở điều 19 nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng bao gồm:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;

c) Xây dựng qui hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

e) QL giáo viên, nhân viên; QL chuyên môn; phân công công tác, KT - ĐG xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

g) QL học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, kí xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỉ luật học sinh;

h) QL tài chính, tài sản của nhà trường;

i) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

k) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

l) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;

+ Vai trò QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: a) QL đội ngũ GVCN;

b) QL sự phối hợp của GVCN với BGH, CMHS, GVBM, CB Đoàn - Hội, Các lực lượng giáo dục khác;

c) QL việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của CB Đoàn - Hội, GVCN;

d) QL việc sử dụng CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL; e) QL việc KT - ĐG kết quả HĐGDNGLL;

g) QL việc bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL của CB Đoàn - Hội, GVCN;

* Vai trò của CB Đoàn - Hội

a) Lập kế hoạch HĐGDNGLL theo từng học kì, tháng, tuần căn cứ vào kế hoạch HĐGDNGLL chung của BGH;

b) Thiết kế các HĐGDNGLL mẫu để các lớp áp dụng;

c) Tổ chức phát động các phong trào thi đua, theo dõi thi đua, đánh giá tổng kết thi đua;

* Vai trò của GVCN

a) GVCN là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước BGH trong việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL cho học sinh của lớp chủ nhiệm;

b) Căn cứ vào khả năng tự quản, khả năng tổ chức hoạt động của ban cán sự lớp và các thành viên trong lớp, GVCN xây dựng, định hướng cho ban cán sự lớp lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động;

c) Sau mỗi hoạt động, GVCN tổ chức rút kinh nghiệm, biểu dương khích lệ những học sinh tích cực, có nhiều đóng góp cho phong trào hoạt động của lớp, nhắc nhở phê bình những học sinh chưa tự giác tham gia hoạt động;

d) Thường xuyên phối hợp với CMHS và các lực lượng giáo dục khác trong việc tổ chức HĐGDNGLL; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Thường xuyên báo cáo với BGH nhà trường về kết quả thực hiện HĐGDNGLL của lớp chủ nhiệm;

g) Thường xuyên tự rèn luyện cho mình một số kĩ năng như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng tuyên truyền vận động,...;

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 33 - 36)