giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng ngoài xã hội về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Làm cho CBQL, GV, HS, CMHS, các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của HĐGDNGLL, từ đó
khắc phục những biểu hiện xem nhẹ HĐGDNGLL, coi đây như một việc làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của HS.
Phải biến nhận thức đúng đắn về HĐGDNGLL của CBQL, GV thành ý chí, tình cảm, tinh thần trách nhiệm đối với HS, đối với nghề dạy học.
3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng ngoài xã hội như MTTQ, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…là rất quan trọng. Bởi nếu có nhận thức đúng thì mới tạo sự đồng thuận từ bộ phận chủ đạo đến các thành phần tham gia.
Để HĐGDNGLL có hiệu quả tốt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, cần vận động, tuyên truyền các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL. Qua đó, huy động được nguồn lực hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các hoạt động đạt hiệu quả.
*Đối với cán bộ quản lí
CBQL ở các trường THPT chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân được tích lũy trong quá trình công tác, một số CBQL không được bồi dưỡng về khoa học và nghiệp vụ QL. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả QL cho đội ngũ CBQL của trường THPT Đa Phúc:
- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức khoa học QL nói chung và QL HĐGDNGLL nói riêng cho CBQL, đặc biệt là cán bộ nguồn.
- Tăng cường quán triệt các văn bản quy định của Nhà nước, chủ trương chính sách của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục,…để qua đó CBQL thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL.
- Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giữa các CBQL trong cụm các trường THPT huyện Sóc Sơn để qua đó họ có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm QL HĐGDNGLL.
*Đối với đội ngũ giáo viên
- Tổ chức tuyên truyền cho GV, đặc biệt là GVCN nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDNGLL về vị trí, vai trò của hoạt động đối với việc giáo dục toàn diện HS. Từ đó, GV có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động này tại lớp mình, tránh lối nghĩ HS đến trường chỉ học văn hóa qua các môn học chính khóa.
- Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL thông qua các tiết HĐGDNGLL cụ thể.
- Tổ chức cho GV nghe nói chuyện về tình hình thời sự trong và ngoài nước, tình hình địa phương giúp GV có cơ hội cập nhật thông tin về sự đổi mới của địa phương và đất nước.
- Cung cấp tài liệu cho GV tự bồi dưỡng về HĐGDNGLL, hướng cho GV thấy sức mạnh của tập thể lớp và vai trò của bộ máy tự quản như: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, cán sự bộ môn,…
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa các vấn đề đạo đức, pháp luật, dân số, môi trường, giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên,…; học hỏi kinh nghiệm ở trường bạn qua các buổi tổ chức HĐGDNGLL giao lưu liên trường, liên lớp trong cụm các trường THPT huyện Sóc Sơn hay ngoài cụm như cụm các trường THPT huyện Mê Linh, Đông Anh,…nhằm giúp GV có thêm kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động.
*Đối với CMHS
- Khi họp CMHS, nhà trường cần tuyên truyền để CMHS hiểu được ý nghĩa, vai trò của HĐGDNGLL với sự hình thành và phát triển nhân cách các em, để CMHS thấy được tham gia HĐGDNGLL không ảnh hưởng đến học tập văn hóa mà còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác.
- Mời CMHS tham gia các hoạt động để biết được các con sẽ tham gia và hoạt động như thế nào, hoặc bản thân họ tham gia vào các hoạt động như các cuộc thi văn nghệ, cắm trại,…hay các sân chơi thể hiện tài năng của các con.
- Tọa đàm giữa CMHS và các HS xuất sắc hiện tại hoặc HS từng là người tham gia tích cực các HĐGDNGLL ở trường. Từ đó, hiểu được nguyện vọng của HS và ủng hộ các con tham gia tích cực vào các HĐGDNGLL.
*Đối với học sinh
- Định hướng cho HS biết được rằng mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức, văn hóa, sức khỏe, lòng yêu nước, sống gắn lí tưởng của mình với lí tưởng độc lập dân tộc, bồi dưỡng cho HS nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân phù hợp với thời đại mới. Vì vậy, HS đến trường không chỉ học văn hóa mà còn được tham gia HĐGDNGLL để rèn luyện và khẳng định bản thân. HĐGDNGLL giúp HS phát triển năng lực giao tiếp, kĩ năng ứng xử trước đám đông, phản xạ trước vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách nhanh nhạy.
- Sử dụng các hình thức tuyên truyền hấp dẫn, không khô cứng như các hoạt động vui chơi giải trí như Giải ô chữ, Thi hùng biện về vai trò của HĐGDNGLL, Thi sưu tầm tài liệu về HĐGDNGLL,…để qua đó các em nhận thức được vị trí, vai trò của HĐGDNGLL.
*Đối với lực lượng ngoài xã hội
- Mời các lực lượng ngoài giáo dục tham gia vào các sự kiện lớn của trường gắn với HĐGDNGLL như 20/11, 26/3, 30/4,…để họ nhận thức được vai trò, tác dụng của các HĐGDNGLL, từ đó ủng hộ và hỗ trợ hoạt động.
- BGH nhà trường thường xuyên họp giao ban với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời tình hình trên địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các công việc liên quan tới nhà trường. Qua đây, nhà trường sẽ tạo được niềm tin yêu của nhân dân và chính quyền địa phương, tranh thủ được sự ủng hộ của họ đối với mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL.
3.2.1.3Điều kiện thực hiện
- BGH nhà trường cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, vị trí của HĐGDNGLL để từ đó tiến hành các biện pháp nâng cao nhận thức cho các thành viên khác trong nhà trường.
- Cần có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên về kinh nghiệm, phương pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, CMHS, HS.
- Cần có kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, chuyên đề nâng cao nhận thức cho GV, CMHS, HS.