Thực trạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 44 - 48)

* Mục đích khảo sát

+ Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN, CMHS và HS trong nhà trường về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL.

+ Đánh giá thực trạng thực hiện HĐGDNGLL và các biện pháp QL HĐGDNGLL.

* Đối tượng và phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực trạng tổ chức và QL HĐGDNGLL, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng nhiều phiếu điều tra các đối tượng là 40 CBQL, GV (trong đó gồm BGH, Cán bộ Đoàn TN, Hội LHTN và GVCN), 200 HS. Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn sâu 30 vị CMHS.

* Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, CB Đoàn TN - Hội LHTN, GVCN, CMHS và HS về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL.

- Thực trạng HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc.

2.2.1 Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN, những người trực tiếp QL, chỉ đạo, thực hiện HĐGDNGLL. Xuất phát từ nhu cầu muốn biết nhận thức của CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN về HĐGDNGLL đang ở mức độ nào, tác giả đã đưa ra 3 mức độ lựa chọn sau đây:

- Mức độ 1: Rất quan trọng (RQT) - Mức độ 2: Quan trọng (QT)

- Mức độ 3: Không quan trọng (KQT)

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL

Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL Mức độ nhận thức Điểm TB Thứ bậc RQT (3) QT (2) KQT (1)

1 HĐGDNGLL nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội

22 18 2.25 9

2 HĐGDNGLL hỗ trợ hoạt động dạy - học, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể

15 25 2.375 7

3 HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố kết quả hoạt động học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, đồng thời bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp

14 26 2.35 8

4 HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để

của HS

5 HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS

16 24 2.4 6

6 HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần GD tinh thần hợp tác, đoàn kết

19 21 2.475 4

7 HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ động, tích cực và giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của HS

20 20 2.5 3

8 HĐGDNGLL tạo mối liên hệ hai chiều

giữa HS - GV 18 22 2.45 5

9 HĐGDNGLL giúp hình thành và phát

triển nhân cách HS 21 19 2.525 2

Bảng 2.3 cho thầy rằng CBQL, CB Đoàn - Hội và GVCN đánh giá vai trò “HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của HS” xếp thứ bậc 1 (Điểm trung bình 2.675), trong khi đó vai trò

“HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố kết quả hoạt động học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, đồng thời bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp” lại xếp thứ bậc 9 (Điểm trung bình 2.25). Điều này chúng tỏ đội ngũ CBQL, GVCN đã nhận thức được vai trò của HĐGGDNGLL tuy nhiên nhận thức này chưa thực sự đầy đủ. Khi phỏng vấn một đồng chí GVCN, cô cho biết: “Rõ ràng HĐGDNGLL là quan trọng rồi, tuy nhiên, HS học văn hóa, lên lớp suốt cả ngày, còn đâu thời gian dành cho HĐGDNGLL nữa?”. Thiết nghĩ, bản thân cô giáo này cũng chưa thấy rõ vai trò củng cố, hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp của HĐGDNGLL.

CBQL, CB Đoàn - Hội, GVCN, CMHS có các mức độ khác nhau trong việc nhận thức về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL. Trong quá trình giáo dục, CBQL và GVCN coi nó là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục với thực tiễn xã hội, là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong mọi tình huống của HS. Bên cạnh đó CBQL, GVCN cũng đánh giá cao việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. CBQL và GVCN cho rằng HĐGDNGLL góp phần quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng ứng xử cho HS. Mức độ rất quan trọng và quan trọng được đánh giá cao ở mục 1,4,5,7,9.

Bên cạnh việc khảo sát bằng phiếu hỏi đối với CBQL, CBĐ và GVCN, tác giả còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 vị CMHS. Trong đó có có 33,3% CMHS đánh giá cao vai trò, vị trí của HĐGDNGLL, mong muốn con mình được tham gia các hoạt động tập thể. Ông Lê Văn Tràng, phụ huynh của em Lê Thanh Đạo lớp 10I nói: “Con trai tôi sống hướng nội, rất ít khi trò chuyện với mọi người xung quanh. Gia đình tôi muốn nhà trường và lớp tổ chức nhiều hoạt động để cháu được tham gia, bạo dạn hơn và sống hòa đồng hơn với mọi người xung quanh”. Tuy nhiên, có tới 50% CMHS được phỏng vấn lại cho rằng HĐGDNGLL làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của con cái họ. Họ muốn ngoài giờ học các con được giải trí bằng các hình thức như Internet, xem phim, nghe nhạc,... Ông Nguyễn Khanh, phụ huynh của em Nguyễn Khánh HS lớp 12Q cho rằng: “Cháu nhà tôi đi học ở trường cả ngày, tối về lại đi học thêm, đi học về mệt, tôi thấy cháu không buồn học bài, còn nói gì đến HĐNGLL nữa chứ”. 16.7% số CMHS còn lại khi được hỏi về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL không thể hiện rõ quan điểm, chỉ nhận định rằng tất cả những gì nhà trường dạy thì HS đều phải học.

Khi tiến hành phỏng vấn HS thì thu được kết quả như sau:

“HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ứng xử của HS” được các em đánh giá cao hơn cả. Trong khi đó, xếp thứ bậc

cuối cùng là: “HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS”. Điều này cho thấy các em chưa nhận thức được vai trò thu hút, phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục của HĐGDNGLL, vì thông thường các em chỉ là người thụ hưởng các hoạt động này mà chưa thấy được ai là người lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho các em.

Tóm lại, thông qua việc khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, CB

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)