Dân nhập cƣ vào thành phố khá đông, phần lớn là những nông dân đến từ các tỉnh còn mang nặng ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, tập quán

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 125)

đến từ các tỉnh còn mang nặng ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, tập quán nông thôn, chưa có tác phong đô thị công nghiệp không dễ từ bỏ, điều chỉnh được trong thời gian ngắn ngủi. Chính những thói quen, lối sống không phù hợp với đời sống đô thị này đã góp phần làm chậm lại việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị nơi Thành phố hiện nay. Có khi lại góp phần nông thôn hóa đô thị.Một số ý kiến cho rằng có độ vênh khá lớn nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần giữa cư dân nhập cư và dân tại chỗ. Song, cho rằng những thành phần “cậu ấm, cô chiêu” ở tỉnh vào Thành phố học tập dễ bị tha hóa nhiều hơn, bởi họ có điều kiện vật chất về mức sống cao; hay những người có điều kiện vật chất cao (tiền bạc) sẽ nhận được “dịch vụ”, cư xử tốt hơn. Phải chăng hiện tượng của một thời “phong kiến hóa” cuộc sống vẫn còn là “qui luật” bởi “Nghèo là một cái tội chăng?” giữa chốn đô thị bậc nhất là Sài Gòn, đó chính là qui luật nghiệt ngã muôn thưở, bất bình đẳng trong khả năng hòa nhập cuộc sống cộng đồng tại Thành phố. Điều này thiết nghĩ các cấp, các ngành có liên quan cần có những việc làm thiết thực hơn, không thể khẩu hiệu suông như thời gian qua nên “nghĩa tình hơn” trong lời nói và việc làm.

Quá trình giao lưu, tiếp biến của dân nhập cư và dân sở tại (gốc Sài Gòn) cũng làm thay đổi thái độ hành vi ứng xử, làm thay đổi nếp sống vốn có của vùng chuyển đổi của nông thôn vào thành thị chia làm hai thái cực có xu hướng đối lập nhau. Thành phần là sinh viên-trí thức sẽ có thái độ hành vi nhận thức tương đối tốt hơn về một nếp sống có kỷ cương, tổ chức cuộc sống tốt hơn (qua quá trình học tập-giáo dục từ nhà trường, qua giao tiếp cộng đồng từ nhận thức tự phát sẽ chuyển thành nhận thức tự giác). Ví dụ: xếp hàng trật tự-qui cũ, không chen lấn xô đẩy, biết kính trên-nhường dưới, tham gia giao thông đúng luật, giờ học-làm việc được tuân thủ đúng qui định-qui chế, mạnh dạn tuyên truyền vận động những hành vi thái quá không phù hợp với nếp sống của người thị dân đúng nghĩa: vứt rác bừa bãi, phóng uế, khạc nhỗ, văng tục,…. Thành phần là dân lao động “cơ bắp”, tay nghề chuyên môn

thấp, dân trí thấp sẽ có những thái độ hành vi không phù hợp. Một phần do nhận thức kém từ hạn chế giao tiếp cộng đồng, không được thường xuyên lắng nghe những chủ trương-chính sách của chính quyền hay cơ quan công tác, hoặc bỏ ngoài tai những “điều hay, lẽ phải” trở nên cố chấp thậm chí cực đoan phần nào gây “ô nhiễm” môi trường sinh hoạt cộng đồng chưa đúng mực của cư dân chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị. Từ đây, thái độ hành vi sẽ trở nên thái quá, nếp sống của nông dân-nông thôn bao trùm lên nếp sống đô thị. Những người này cần có những biện pháp và hành động mềm dẻo tác động nhằm chuyển biến nhận thức của họ không chỉ từ phía Luật pháp đã qui định mà còn có sự hỗ trợ từ phía cộng động thông qua Hội đoàn, Hiệp hội, Tổ chức, mà mục tiêu trước mắt chính là “an cư, lạc nghiệp” cuộc sống về mức thu nhập phải ổn định, góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến nếp sống đời sống thị dân. Ví dụ: khu dân cư có mức sống thấp sẽ có những tệ nạn xã hội luôn theo kèm với họ: cờ bạc, rượu chè, mại dâm, tội phạm ẩn nấp,… thu nhập bấp bênh sẽ cản trở mức độ hội nhập cộng đồng đô thị: mặc cảm, dễ tự ti, thái hóa hành vi ứng xử,…

, bi

- -

- ).

- . ) quản lý nhà nước - -

- sâ

.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)