Các biện pháp, phƣơng thức tuyên truyền vận động, giáo dục chƣa đƣợc sâu rộng, thiếu tính sinh động, không phong phú, đa dạng về cả nộ

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 116)

đƣợc sâu rộng, thiếu tính sinh động, không phong phú, đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức do vậy hiệu quả mang lại không cao.

Về cách triển khai các ý định lãnh đạo: dường như chỉ chú trọng khâu giao nhiệm vụ trong nội bộ ba cấp của chính quyền và các đoàn thể, Mặt trận mà chưa chú trọng đến biện pháp cụ thể về cách phổ biến đến từng người dân. Cụ thể là: cấp lãnh đạo Thành phố chỉ có trách nhiệm phổ biến nhiệm vụ cho các quận, huyện, sở ngành. Cấp lãnh đạo quận, huyện cũng chỉ có trách nhiệm phổ biến nhiệm vụ cho ban lãnh đạo các phường, xã. Cấp phường, xã cũng chỉ phổ biến nhiệm vụ cho cho ba tổ chức ở cơ sở là: chi bộ đường phố (phần lớn là người đã nghỉ hưu), các ban điều hành khu phố (cũng là những người về hưu) và hàng trăm tổ trưởng dân phố (không phải là công chức),… Cuối cùng là tổ trưởng dân phố có trách nhiệm phổ biến trực tiếp cho nhân dân.

Trên thực tế, các tổ chức dưới phường đã chuyển tải nhiệm vụ đến nhân dân như thế nào: theo quy định, các tổ dân phố mỗi quý họp một lần, mỗi hộ phải có một người tham dự nhưng trên thực tế, các cuộc họp tổ dân phố thường không đầy đủ và nhiều người đi họp không phải chủ hộ. Lãnh đạo cấp phường rất ít tham dự các cuộc họp tổ dân phố và cũng không thể đủ người và thời gian để dự họp với tất cả các tổ vì mỗi phường có đến hàng chục tổ dân

phố. (Một đảng viên 50 năm tuổi đảng, đã từng là ban điều hành khu phố và bí thư chi bộ đường phố- phát biểu trong một cuộc họp chi bộ đường phố ở Phú Nhuận như sau “Tôi chưa thấy bí thư phường dự họp chi bộ đường phố lần nào, tôi cũng chưa thấy Chủ tịch phường dự họp tổ dân phố lần nào).

Đối với các tổ trưởng dân phố, họ cho biết: từ phường gửi xuống rất nhiều văn bản tài liệu, thông tri, chỉ thị, nghị quyết,… nhưng trong các cuộc họp tổ dân phố chỉ có thể đọc lướt một vài tài liệu chính, còn phần lớn thời gian phải giải quyết những việc cụ thể như thu khoản tiền đóng góp theo quy định, giải quyết mâu thuẫn trong dân, nhắc nhở giữ vệ sinh, trật tự trong khu dân cư,…Tóm lại trong một cuộc họp như thế, không thể đi sâu vào một vấn đề gì của chung Thành phố và dù có cố gắng nhấn mạnh thì với thành phần dự họp như thế cũng không có hiệu quả bao nhiêu.

Như vậy là việc phổ biến nhiệm vụ chỉ được tiến hành đầy đủ trong các cấp chính quyền và hệ thống chính trị nhưng từ chính quyền đến dân lại không trực tiếp mà thông qua một “kênh tiếp xúc” rất hẹp là tổ trưởng dân phố-một chức danh không phải là công chức. Đó là lý do chính làm cho các phong trào tuy được phát động rất rầm rộ trong hệ thống chính trị nhưng lại không thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người.

Các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan trường học, đơn vị truyền thông đại chúng chưa thật sự nhập cuộc. Phối hợp giữa giáo dục gia đình, giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài xã hội, trong vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị chưa chặt chẽ, hiệu quả giáo dục chưa cao như mong đợi, chưa tạo được dư luận xã hội đồng bộ, mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)