CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 31)

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Hệ thống khái niệm

Đối tượng nghiên cứu đề tài “Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh” là quá trình hình thành nếp sống thị dân thông qua con người Thành phố Hồ Chí Minh - người thị dân, người sống ở đô thị. Tuy nhiên chúng tôi không nghiên cứu mọi thuộc tính, mọi khía cạnh của con người thị dân mà trọng tâm là nghiên cứu quá trình hình thành, thể hiện “nếp sống”của họ. Do vậy các khái niệm trung tâm của đề tài bàn đến là: nếp sống; thị dân; thị dân Thành phố Hồ Chí Minh; nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số khái niệm liên quan.

1.1.1. Thị dân

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thị dân trên những góc độ đa dạng khác nhau, khái niệm thị dân được đề cập trong các công trình được thể hiện một cách tương đối cụ thể. Khái niệm thị dân chỉ một tầng lớp xã hội ra đời cuối thời đại phong kiến, đầu thời đại tư bản chủ nghĩa, khi các nước xuất hiện các đô thị. Từ điển Bách khoa toàn thư định nghĩa: Thị dân là “Tầng lớp trung lưu ở Đức từ thế kỷ thứ 14 gồm các thương nhân, chủ phường hội, thợ thủ công xuất thân từ những người nông dân lệ thuộc trốn vào thành phố. Khi trở thành thị dân họ hoàn toàn được tự do thân thể, tự do buôn bán, làm ăn và chỉ chịu sự cai quản của chính quyền thành phố. Là một bộ phận cơ bản của giai cấp tư sản Đức sau này”. Hoặc “thị dân” là “cư dân thành thị trung đại Châu Âu, trước khi hình thành giai cấp tư sản”.

Về cơ bản thì tầng lớp thị dân ở Châu Âu được hình thành từ thế kỷ XV, XVI. So với nông dân thì thị dân là tầng lớp ra đời sau, khi mới ra đời dưới con mắt “Phong kiến” người ta dùng từ thị dân có ý miệt thị.

Ở Việt Nam tầng lớp thị dân cũng ra đời với sự ra đời của những đô thị, khi quan hệ phong kiến đã có sự chuyển đổi, có các đô thị xuất hiện, những yếu tố tiền tư bản xuất hiện. Phải chăng những thị dân Việt Nam đầu tiên là

những “Ngài Tràng An” sau đó là “người kẻ chợ” sau nữa là những tiểu thương, tiểu chủ, những thông ngôn, ký lục, những người thợ, những kỹ sư, bác sĩ,… sống , sinhhoạt và làm ăn ở các đô thị hình thành từ thời thuộc Pháp. Sài gòn - Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc nhưng có những đặc trưng riêng. Thị dân Sài Gòn - Chợ Lớn xuất hiện khá sớm; có thể nhận thấy “Phố” xuất hiện trước “Thành”. Sau mấy chục năm người Việt đến khai hoang, lập ấp ở vùng đất mới, xứ Sài Gòn đã có nhiều người làm thủ công nghiệp, có người buôn bán nên Chúa Nguyễn mới lập “Trạm thuế Thương chính” năm 1623, khi đó chưa có đơn vị hành chính chính thức. Mãi đến năm 1772 thì Nguyễn Cửu Đàm mới xây “Lũy Bán Bính” tức là làm cho Sài Gòn có Phố có Thành, Sài Gòn trở thành thành phố đúng nghĩa. Người Sài Gòn bắt đầu có sự phân hóa người quê và kẻ chợ. Kẻ chợ - thị dân ngày càng được bổ sung về mặt số lượng và chiếm ưu thế trên vùng lãnh thổ Sài Gòn- Chợ Lớn [Nguyễn Sỹ Nồng, 2008: 56]. Tác giả Trần Hữu Quang trong công trình “Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hoá ở TP Hồ Chí Minh: Thực trạng và dự báo” đã xác định “Cư dân đô thị là người dân sinh sống trong khu vực đô thị tương đối ổn định từ 6 tháng trở lên, không kể là có hộ khẩu hay không có hộ khẩu. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, hiểu theo nghĩa xã hội học, “cư dân đô thị không chỉ là người

sống ở đô thị, mà còn phải được xem ” [

, 2010: 8]. Xã hội thị dân không đồng nhất với xã hội đô thị, chúng ta so sánh xã hội đô thị với xã hội thị dân đặt trong mối tương phản với xã hội nông thôn, xã hội nông dân.

Trong đề tài “Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh”, trên cơ sở tham chiếu nhiều công trình của nhiều tác giả, nhóm nghiên cứu cho rằng Thị dân là khái niệm chỉ những ngƣời sống và hoạt động ở đô thị. “Thị dân Thành phố Hồ Chí Minh” là khái niệm chỉ nhóm ngƣời sống và hoạt động ở các khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, họ là những ngƣời buôn bán, chủ doanh nghiệp, công nhân, thầy giáo, thầy

thuốc, công chức, nghệ sĩ,… Thị dân là những ngƣời sống và hoạt động ở thành phố lâu ngày, họ lấy địa bàn thành phố làm nơi cƣ trú và làm ăn họ không phải là khách vãng lai; nghề nghiệp của họ thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu.

Tuy nhiên các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong quá trình đô thị hóa, những người nông dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất gần với người thị dân, từ nông dân, họ đang dần dần trở thành những thị dân.

cộng đồng sinh sống theo khuôn mẫu xã hội nhất định, mà khuôn mẫu chính là môi trường đô thị được tương tác hóa,…

như tác giả T : “

[Phần III: Tóm tắt ý kiến tọa đàm khoa học và kỷ yếu hội thảo: 18]

theo các đặc trưng hoạt động và đặc trưng giá trị.

,...

ẩ . 1.1.3. Đô thị

Đô thị là tên gọi chung các thành phố, thị xã, thị trấn và được hiểu là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác và bao quát về đô thị. Tuy nhiên có hai tiêu chí được sử dụng chung để làm rõ khái niệm về đô thị. Tiêu chí thứ nhất là độ kết tụ (agglomeration) và tiêu chí thứ hai là ngưỡng dân số

Độ kết tụ biểu hiện mức độ tập trung các công trình và nhà ở. Một khu vực nào đó được coi là đô thị khi các công trình và nhà ở trong khu vực này phải nằm kề sát nhau. Tuy nhiên nằm sát nhau tới mức nào thì còn tùy điều kiện và cách xác định của mỗi nước. Ví dụ ở Pháp, một ngôi nhà được coi là thuộc đô thị A nếu nó cách ngôi nhà gần nhất nằm trong A dưới 200m.

Ngưỡng dân số là số dân tối thiểu cư trú trong ranh giới đô thị được xác định bằng độ kết tụ nêu trên. Cũng ở Pháp, một điểm cư dân được coi là đô thị khi số dân ≥ 2000 người [Simon Eisner-Arthur Gallion-Stanley Esner, 1993:43-46].

Ở Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu thì có nhiều cách định nghĩa khác nhau (do đặc thù các tiếp cận nguồn tư liệu Pháp, Mỹ, Liên Xô cũ,…). Theo Nguyễn Như Ý “đô thị là nơi đông dân cư, tập trung chủ yếu cho hoạt động mua bán như thành phố, thị xã” [Nguyễn Như Ý, 1998: 651].

Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp ( , 2004: 7; Trương Quang Thao, 2003: 15].

-

-

đ “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.

Theo Luật Quy hoạch đô thị tại khoản 1, điều 3 đã định nghĩa: “Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương; bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”.

Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả một miền của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.

1.1.3.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị

- Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu:

+ Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hoá dấn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường,... trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ.

+ Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song.

+ Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.

- Quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọng.

- Hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:

+ Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, n ra việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

+ Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị trường đất và bất động sản, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính.

- Đô thị như một nền kinh tế quốc dân: Vì đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.

- Đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất, kinh tế và văn hóa. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)