Yếu tố văn hóa – Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 63)

– Thành phố Hồ Chí Minh v văn . . – . , n

– 6 . v . – Thành phố Hồ Chí Minh - – Thành phố Hồ Chí Minh – – . – Thành phố Hồ Chí Minh 200 - 250 180 280 . – Thành phố Hồ Chí Minh

Trung. Như vậy, - – Thành phố Hồ Chí Minh

. - , . . 1.2.5. Yếu tố gia đình

Gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên và suốt đời của mỗi cá nhân. Tác động của gia đình thường không có kế hoạch và hệ thống nhưng lại diễn ra thường xuyên, liên tục từ lúc con người mới tượng hình trong bào thai đến khi trưởng thành. Vì vậy gia đình tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong nhân cách con người. Những dấu ấn sâu đậm của gia đình được thể hiện trong quan điểm sống, thái độ ứng xử và thói quen hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt gia đình, phong cách làm việc nơi công sở và thái độ giao tiếp ở cộng đồng,… từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, văn minh xã hội.

Cuộc sống đô thị ngày càng phức tạp do mật độ dân số cao, thành phần cư dân đa dạng và sự phân hóa lớn về mức sống, trình độ hiểu biết, đặc biệt là sự pha trộn phong phú của văn hóa ứng xử ở một tỉ lệ không nhỏ người dân nhập cư,… Lối sống đô thị không chỉ phụ thuộc vào cách tổ chức quản lí của chính quyền mà còn bị tác động bởi hành vi ứng xử của từng cá nhân sinh sống và làm việc trong môi trường này. Vì vậy để xây dựng văn minh đô thị cần chú trọng đến những giải pháp từ gia đình trong việc thiết kế, điều chỉnh hành vi ứng xử của từng cá nhân trong môi trường sống mang đầy tính năng động và hiện đại của một thành phố lớn.

Cơ chế hình thành hành vi, lối sống của cá nhân trong cuộc sống gia đình

Bắt chước: Nhà Giáo dục học John Dewey khẳng định rằng: “Trẻ em học cách hành động trước khi học để hiểu điều người lớn nói”. Trong gia đình, trẻ em chịu ảnh hưởng rất sớm và trực tiếp từ người lớn chăm sóc và nuôi dưỡng như cha mẹ, ông bà,... Chứng kiến những thái độ cư xử trong sinh hoạt hàng ngày của người lớn, trẻ sẽ bắt chước, làm giống với hành vi, thái độ của họ để ứng xử với người khác và môi trường xung quanh. Cha mẹ ăn nói thô tục, khạc nhổ, xả rác bừa bãi trên đường phố,… thì con của họ rất dễ dàng nói năng, hành động như vậy, thói quen này rất khó sửa đổi cho dù khi đến trường các em luôn được thầy cô nhắc nhở, xử phạt,… Ngược lại, nếu cha mẹ là người tử tế, tề chỉnh trong hành vi lối sống thì con trẻ cũng làm theo và quen nói năng ứng xử lịch sự, nhã nhặn trong mọi tình huống giao tiếp. Thông thường, một người lớn lên trong gia đình có thói quen sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp,… sẽ ra ngoài cộng đồng với phong cách tề chỉnh, cẩn thận và không dễ dàng phá phách, làm xấu môi trường, cảnh quan xung quanh, bởi họ đã cảm nhận những giá trị tích cực của sự sạch sẽ và ngăn nắp đó.

Giáo dục: Cha mẹ có thể dạy con từ trong bào thai và liên tục tác động sau khi đứa bé chào đời. Trẻ được xã hội hóa trong cuộc sống gia đình, được cha mẹ, ông bà dạy dỗ về mọi mặt “học ăn, học nói, học gói, học mở,…”.

Nhìn chung, trẻ được gia đình giáo dục toàn diện trên 5 mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và lao động. Từ đó hình thành nên những quan điểm, lối sống, thói quen hành vi, đặc biệt là tạo nên bản lĩnh nhân cách để trẻ nhanh chóng trưởng thành và hòa nhập vào cuộc sống xã hội một cách hiệu quả. Phân tích hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, chúng ta dễ nhận ra rằng tác động giáo dục của xã hội và của nhà trường chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi cá nhân thường xuyên được sự nhắc nhở, uốn nắn của gia đình. Phần lớn hành vi ứng xử của cá nhân trong cộng đồng đều xuất phát từ lối sống của gia đình. Gia đình tạo dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người để từ đó họ được nhà trường vun đắp, định hướng phát triển và sau này được xã hội bổ sung, hoàn thiện. Các gia đình có lối sống lành mạnh, tích cực thường chú trọng giáo dục con cái một cách chu đáo từ những thói quen hành vi nhỏ nhặt đến toàn bộ tư cách tác phong để chúng trở thành những công dân tử tế, đàng hoàng, sẵn sàng chung tay góp sức xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Ngược lại những gia đình có lối sống buông thả, cha mẹ không nghiêm khắc sửa dạy cho con thì chúng dễ sai lệch trong nhận thức và hành vi ứng xử xã hội .

Sức mạnh cảm hoá của gia đình trong việc hình thành, điều chỉnh hành vi, lối sống của cá nhân:

Gia đình được xây dựng trên hai mối quan hệ: hôn nhân giữa cha mẹ và huyết thống giữa cha mẹ – con và giữa các anh chị em với nhau. Tình cảm gia đình thiêng liêng và mãnh liệt thôi thúc cá nhân thể hiện hoặc đáp ứng theo kỳ vọng của người thân. Vì vậy mỗi người thường tự giác và nỗ lực hình thành, điều chỉnh hành vi, lối sống phù hợp với nhận thức và văn hóa của gia đình thông qua những tác động của những người thân. Quan sát hành vi sai phạm về văn hóa, văn minh, trật tự xã hội của các cá nhân trên đường phố, trong cộng đồng, dễ thấy rằng giáo dục nhà trường hoặc giáo dục xã hội tỏ ra kém tác dụng đối với những cá nhân này. Những lời giáo huấn của thầy cô không còn tác dụng điều chỉnh hành vi của cá nhân khi họ rời xa mái trường và sinh

hoạt trong cộng đồng. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục của xã hội không hề ngăn cản và chỉnh sửa được hành vi của những cá nhân vốn thiếu ý thức giữ gìn và bảo vệ văn hóa, văn minh đô thị. Họ vẫn ngang nhiên thể hiện những hành vi xấu xa, xâm hại môi trường ngay cả khi những tờ áp phích kêu gọi người dân giữ gìn thành phố văn minh, sạch đẹp được giăng đầy trên đường phố. Trong khi luật pháp xã hội không đủ cứng rắn để hạn chế, ngăn chặn những hành vi kém văn minh, thiếu văn hóa của con người thì chúng ta chỉ còn có thể trông chờ vào sự giáo dục của gia đình trong việc xây dựng nhận thức và hành vi đúng đắn của con em họ trong sinh hoạt xã hội và nếp sống đô thị sẽ được cải thiện hơn nhờ sự giám sát, chấn chỉnh trực tiếp của các gia

đình thức trong sinh hoạt cộng đồng.

Đặc trưng mỗi gia đình được thể hiện qua bản sắc văn hóa của gia đình qua câu nói “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Khi đã nhận thức và thấm đượm truyền thống tốt đẹp của gia đình, mỗi cá nhân sẽ nâng cao lòng tự trọng, sẽ tự hào thể hiện, phát huy các giá trị truyền thống đó trong việc tổ chức cuộc sống gia đình và giao tiếp xã hội. Để tỏ ra xứng đáng với danh giá của gia đình, mỗi cá nhân sẽ cố gắng thể hiện hành vi, lối sống được xã hội thừa nhận, trân trọng và tự giác điều chỉnh hoặc từ bỏ những việc làm sai trái bị xã hội phê phán, trách phạt,…

Gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên, hình thành những nét tính cách ban đầu mang tính ổn định, bền vững và làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy nếu gia đình hướng dẫn, uốn nắn để trẻ có những thói quen hành vi đúng đắn, lối sống lành mạnh, phù hợp chuẩn mực thì khi lớn lên những thói quen và lối sống tốt đẹp đó vẫn tiếp tục thể hiện trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Ngược lại, khi gia đình vô tình tạo ra những thói quen xấu hoặc lối sống tiêu cực ở trẻ thì những hành vi sai trái, lối sống lệch chuẩn đó rất khó sửa đổi khi họ lớn lên và sinh hoạt trong cộng đồng sau này. Chính vì thế mà kinh nghiệm người xưa thường cho rằng cha mẹ cần phải chú ý “dạy con từ thuở còn thơ”.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)