1945)
Sau hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, thực dân Pháp đặt ách cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa lên Sài Gòn. Cuối thế kỷ XIX, Pháp tiến hành quy hoạch đô thị Sài Gòn cho khoảng 500.000 dân. Sang đầu thế kỷ XX, Pháp thực thi quá trình mở rộng đô thị vào khu Chợ Lớn trên cơ sở diện tích khu trung tâm với 50 km2, đáp ứng cho số dân khoảng 1 triệu dân. Trong suốt thời kỳ này, quá trình đô thị hóa Sài Gòn – Chợ Lớn diễn ra rất nhanh với sự hình thành, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống, công sở, nhà cao tầng hiện đại,… mang kiến trúc Châu Âu. Cùng với quá trình đô thị hóa là quá trình xâm nhập nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào Sài Gòn diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa dần hình thành với số lượng và quy mô cơ sở công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong toàn miền và cả nước. Giai cấp công nhân Việt Nam ở Sài Gòn ra đời và phát triển nhanh
chóng về số lượng lẫn chất lượng. Đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, giai cấp công nhân ở Sài Gòn tăng lên đến 10 vạn công nhân/22 vạn công nhân của cả nước (chiếm gần phân nửa số công nhân của Việt Nam).
Những chuyển biến về kinh tế cùng tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tạo ra quá trình thu hút, tập trung dân cư từ nhiều nơi vào Sài Gòn làm ăn, sinh sống ngày càng nhiều hơn. Dân số Sài Gòn thời kỳ từ đầu thế kỷ XX trở đi tăng lên rất nhanh. Cuộc tổng điều tra dân số của chính quyền Pháp ở Nam kỳ vào năm 1909 cho biết dân số Sài Gòn – Chợ Lớn có hơn 223.000 người (Sài Gòn có 53.000 dân, Chợ Lớn có 180.000 dân)
Quang, 1998: 42]. Đến năm 1913, dân số Sài Gòn – Chợ Lớn tăng lên 248.000 người, năm 1926 là 347.000 người, năm 1938 tăng lên 540.000 người, và đến giữa thập niên 40 của thế kỷ XX, dân số Sài Gòn – Chợ Lớn có khoảng 1,6 triệu dân , 2005: 45]. Cùng với quá trình tăng nhanh về dân số, tính chất dân cư của Sài Gòn – Chợ Lớn cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Bên cạnh người Việt, ở Sài Gòn – Chợ Lớn lúc này còn có người Hoa đến làm ăn sinh sống với số lượng ngày một đông. Năm 1864, Sài Gòn – Chợ Lớn có 6.000 người Hoa, năm 1881 tăng lên 25.000 người, năm 1909 tăng lên khoảng 100.000 người, năm 1926 tăng lên 170.000 người
Phan Quang, 1998: 57]. Sài Gòn lúc này còn có người châu Âu và nhiều châu lục khác đến sinh sống, làm cho bộ mặt đời sống xã hội với nhiều nét phong phú, đa dạng.
Dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, đô thị hóa diễn ra mạnh,… những chuyển biến đó tạo cơ sở và thúc đẩy quá trình biến đổi cơ cấu xã hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Các thành phần, giai tầng xã hội lao động trong các ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp ngày càng tăng dần lên. Trong khi giai cấp nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Sài Gòn – Chợ Lớn càng giảm dần. Quá trình này, đưa đến tầng lớp thị dân cứ mỗi lúc tăng dần. Quá trình sống, các hoạt động kinh tế – xã hội của thị dân Sài Gòn – Chợ Lớn trong thời kỳ Pháp thuộc có những đặc trưng riêng biệt và
có những thay đổi so với thời kỳ phong kiến. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận xét, đánh giá về nếp sống thị dân Sài Gòn – Chợ Lớn trong thời kỳ này có những đặc trưng, đặc điểm cơ bản sau:
- Nếp sống thị dân Sài Gòn trong thời kỳ Pháp thuộc chịu tác động, ảnh hưởng, chi phối bởi yếu tố bên ngoài. Những yếu tố từ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phương Tây trong suốt thời kỳ thực dân Pháp thống trị và khai thác thuộc địa ở Sài Gòn và Nam kỳ. Quá trình xâm nhập nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nền kinh tế Sài Gòn, trong đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tác động, hình thành và phát triển trong hầu hết các ngành nghề kinh tế đưa đến những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội và làm chuyển biến lối sống nói chung, nếp sống nói riêng của thị dân Sài Gòn.
- Nếp sống thị dân Sài Gòn thời kỳ này mang tính chất công nghiệp và hiện đại. Các hoạt động sống, làm việc và lao động sản xuất của người thị dân càng về sau càng khẩn trương, nhanh chóng hơn. Họ sống, làm việc có tính nề nếp, trật tự, ngăn nắp nhưng nhanh gọn, rộn ràng, tất bật, dứt khoát,… mang dang vấp của người dân đô thị hơn thời kỳ trước. Cách sống và lao động của thị dân bắt đầu tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, tính chất công việc, yêu cầu cuộc sống của đô thị hơn là nông thôn như trước đây. Nghiêm túc với giờ giấc, hiệu quả với công việc, uy tín trong các mối quan hệ, chặt chẽ trong hoạt động sống hàng ngày mỗi lúc một thể hiện khá rõ và phổ biến đối với nếp sống của người thị dân Sài Gòn lúc bấy giờ. Có thể nói, trong xã hội Sài Gòn lúc này sự khác biệt trong các hoạt động sống của người thị dân và các thành phần, đối tượng xã hội khác dần dần bộc lộ và từng bước tách bạch trở thành hai nếp sống khác nhau giữa thị dân và dân nông thôn.
- Ý thức và thái độ tuân thủ các nguyên tắc, quy chuẩn của đô thị bắt đầu hình thành và thể hiện ngày càng rõ nét trong đời sống và các hoạt động sống của thị dân Sài Gòn. Người thị dân Sài Gòn thể hiện nếp sống chuẩn mực và sự khác biệt với người dân nông thôn thông qua các hành vi, hành động, các hoạt động tham gia xã hội của họ trong diện mạo đô thị Sài Gòn
suốt thời kỳ này. Những đối tượng, thành phần, tầng lớp xã hội được xem là thị dân luôn thể hiện ý thức chấp hành luật pháp, tôn trọng những quy định, chuẩn mực, lề lối chung của xã hội Sài Gòn. Đây chính là “cái lõi”, chứng tỏ người thị dân; đồng thời cũng là đặc trưng cơ bản nếp sống thị dân Sài Gòn.
- Một đặc điểm nổi bật của nếp sống thị dân Sài Gòn thời kỳ này là mang dáng vẻ hoạt động sống, cách sống của đô thị phương Tây hơn là một đô thị phương Đông mang tính truyền thống. Quá trình xâm nhập mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa nói riêng theo đặc trưng Pháp vào Sài Gòn đã cuốn hút và hình thành trong nhận thức, tư duy, cách sống của thị dân. Do quá trình ảnh hưởng, tác động của lối sống phương Tây kéo dài hàng thế kỷ đối với Sài Gòn, nếp sống thị dân biến đổi mang tính thực dụng, lý trí hơn tình cảm là một tất yếu trong lịch sử hình thành nếp sống thị dân. Thực trạng đó ít nhiều đã ảnh hưởng nhất định và đeo bám trong nếp sống thị dân Sài Gòn ở những thời kỳ lịch sử sau này.