Cấu trúc không gian đô thị

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Cấu trúc đô thị bao gồm tổng mặt bằng và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và các hoạt động kinh tế - xã hội trên hệ thống đó. Cấu trúc không gian đô thị bao gồm không gian và các công trình, các vật thể tự nhiên tạo nên hình ảnh của đô thị. Khi không gian đô thị được cấu trúc một cách cân đối để thỏa mản nhu cầu thẩm mỹ và tiện lợi của con người sẽ tạo thành kiến trúc cảnh quan đô thị.

Đô thị như một cơ thể sống, đặc điểm này rút ra từ tính chất đồng bộ và hoàn chỉnh của cấu trúc đô thị, của từng bộ phận cũng như toàn cơ thể đô thị và đặc tính luôn luôn vận động của nó. Các chức năng vận động của đô thị bao gồm toàn bộ các hoạt động của nền kinh t – xã hội trên cơ sở hệ thống hạ tầng đô thị nêu trên. Giống như một cơ thể sống có sinh, lão, bệnh, tử, bất kỳ một sự trục trặc nào trong hệ thống cấu trúc cũng sẽ dẫn tới sự rối loạn trong các hoạt động của đô thị. Nếu như trong y học người ta định nghĩa: bệnh là sự mất cân bằng giữa cơ thể và môi trường, thì đô thị cũng có những căn bệnh do mất cân bằng như vậy. Nếu như sức khỏe được coi là yếu tố quan trọng số một của đời người, thì sự cân bằng, ổn định, bền vững cũng là mục tiêu số một của đô thị.

Đô thị luôn luôn phát triển, đặc điểm này vừa biểu hiện tính sống của đô thị vừa biểu hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị với xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển của các đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa. Về ngôn ngữ, chữ đô có ý nghĩa là trung tâm, chữ “thị” có ý nghĩa là chợ - là trung tâm giao lưu trao đổi hàng hóa. Xã hội loài người luôn luôn phát triển, kinh tế hàng hóa

luôn luôn phát triển do đó đô thị luôn luôn phát triển. Luôn luôn phát triển là đặc điểm chung và phổ biến của các đô thị, chỉ do hoàn cảnh rất đặc biệt mới có những đô thị lụi tàn.

Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được, đặc điểm này cho thấy, mặc dù các đô thị được hình thành và phát triển theo các quy luật khách quan của nền kinh tế - xã hội, nhưng con người có thể tham gia và điều khiển được quá trình phát triển đó. Nói cách khác, đô thị được coi là một hệ điều khiển, tuy nhiên là một hệ mở, một hệ điều khiển bán hoàn chỉnh. Con người chỉ có thể điều khiển được sự hình thành, hoạt động và phát triển của đô thị theo đúng các quy luật khách quan của nó. Con người có thể định hướng phát triển, có thể can thiệp vào sự vận động của đô thị nhưng không thể bắt đô thị vận động theo ý chí chủ quan trái quy luật của mình. Nhờ có đặc điểm này ta mới có thể quản lý được sự vận động và phát triển của đô thị [Trịnh Duy Luân, 2004: 27-29; Dean J. Champion, 1984: 382; J. John Palen, 1987: 26-28].

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)