đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Điều này đã gây tâm lý nghi ngại, thiếu tin tưởng nơi người dân, cho rằng chủ trương này chỉ là hình thức, không thực chất, mang tính phong trào, chỉ để phô trương. Vì vậy mà khó biến thành niềm tin sắt đá để đưa đến hành vi tích cực nơi người dân.
Từ những kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở trên, có thể khái quát về thực trạng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ sau:
- Người dân sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức thái độ và hành vi chưa thật đầy đủ, rõ ràng và tích cực trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
- Có sự khác biệt về nhận thức, thái độ và mức độ thực hiện nếp sống thị dân giữa các nhóm đối tượng phân chia theo: Độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, diện cư trú,... Việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị là thấp đáng lưu ý ở tuổi thanh niên, ở giới trí thức, ở thành phần lao động tự do, ở diện tạm trú ngắn hạn.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên:
Trước hết là do nhận thức của người dân về chủ trương của chính quyền Thành phố về việc thực hiện năm văn minh đô thị, thực hiện nếp sống thị dân không rõ ràng, không cụ thể. Ý thức tự giác chấp hành luật pháp của người Thành phố chưa cao, do ảnh hưỏng của lối sống vị kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, không quan tâm đầy đủ tới lợi ích cộng đồng.
Thứ hai là do các biện pháp, phương thức tuyên truyền, vận động của hệ thống chính trị chưa hiệu quả, cán bộ công chức đặc biệt là cán bộ quản lý lãnh đạo thiếu gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện năm văn minh đô thị. Các biện pháp chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
Thứ ba là nhóm nguyên nhân khách quan như: hệ thống luật pháp chưa đầy đủ và đồng bộ, dân số quá đông, dân nhập cư nhiều, trong khi hạ tầng cơ sở đô thị còn yếu kém, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn.
CHƢƠNG 3