Nhận thức về giá trị bản thân và cảm giác “thuộc về Sài Gòn” của mỗi ngƣờ

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 65)

mỗi ngƣời

Người ta thường nói rất nhiều về những vấn nạn của xã hội ngày nay liên quan tới giao thông, môi trường, giáo dục, y tế… Người ta cũng than vãn tại sao môi trường sống xuống cấp đến thế, tại sao thời tiết thay đổi thất thường đến vậy, tại sao, tại sao… Nhưng họ quên mất rằng trong từng khối khí độc thải ra môi trường mỗi ngày đều có đóng góp của họ, mỗi trào lưu sống nổi lên dẫn dắt cái xã hội tiêu dùng này đều có sự đóng góp của họ. Họ giữ mình tách khỏi những điều mà tự họ cho là tiêu cực và coi đó như là chuyện của ai khác chứ không phải của mình. Vì phê phán bao giờ cũng dễ hơn là nhận trách nhiệm. Người ta, họ đã quên mất “cảm giác thuộc về”.

“Cảm giác thuộc về” hay còn gọi là “Sense of belonging” là một trạng thái tâm lý tích cực cần thiết cho cuộc sống. Mọi người thường nói là họ yêu - , anh-em trong gia đình- , yêu cơ quan, yêu trường lớp, yêu nhóm bạn bè của họ

. Thực ra “yêu” chính là “cảm giác thuộc về”. Người ta yêu và gắn bó với một tập thể khi người ta có cảm giác thuộc về tập thể đó, gần gũi với mọi người trong tập thể đó. Mỗi chủ thể trong cộng đồng sẽ không thể nào tích cực được với cuộc sống nếu họ cho rằng mình bị ném vào cuộc sống này như một nhà tù lớn lạnh lùng. Một cách rất r r ng, chúng ta đều là một phần tích cực của cuộc sống n ra với những hoạt động đa dạng,với những thói quen tưởng chừng vô bổ hoặc chẳng bao giờ có ai biết đến. Nhưng, mọi thay đổi của xã hội đều bắt nguồn từ những thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân.

Theo số liệu điều tra trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Quang, chỉ có 40% trong mẫu “coi Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố của mình”. Các tác giả kết luận: “Như vậy, điều đáng lưu ý là những người “coi

đây là thành phố của mình”, hay cũng có thể nói là có tâm thế của người làm chủ hay chủ thể của thành phố, có cảm nhận sở thuộc về thành phố, chỉ chiếm có 40%, tức hai phần năm cư dân đô thị Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh

[ Quang, 2010: 203]. Chúng tôi cho rằng hiện tượng này cần được các nhà lãnh đạo của chính quyền Thành phố lưu tâm và xem đây như một thứ vấn nạn đối với trách nhiệm quản trị thành phố. Một khi cư dân đô thị có “cảm gíac thuộc về” thành phố thì việc hình thành lối sống, nếp sống thị dân góp phần làm cho Thành phố ngày càng trở nên văn minh, hiện đại sẽ rất thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)