1.2.1. Ảnh hƣởng của những yếu tố tự nhiên thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.
Nằm ở trung tâm Nam Bộ, trên lằn ranh của Đông và Tây Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, nơi “dễ bề làm ăn” đất đai phì nhiêu, sản vật nhiều không lo đói rét điều kiện khách quan đó hình thành nếp sống phóng khoáng, hiếu khách của người Nam Bộ mà Sài Gòn là trung tâm. Học giả Trịnh Hoài Đức đã có nhận xét hết sức lý thú: “Thành Gia Định nước Việt Nam ta, đất rộng lương thực nhiều, không lo về đói rét cho nên ít chứa sẵn tục dân xa hoa, kẻ sỹ đua nhau tài giỏi, người bốn phương ở lẫn nhau mỗi nhà tự có tục riêng” hoặc “Ở Gia Định khách đến thì mời ăn trầu trước, thết nước chè, rồi đến ăn cơm ăn bánh, cốt phải phong hậu. Không kể người thân hay sơ, lạ hay quen, tung tích thế nào, đã đến tất phải chấp nhận thết đãi. Cho nên người đi chơi phần nhiều không mang lương thực mà người lậu sổ, người trốn tránh khá nhiều vì có chỗ nuôi khách.” [Trịnh Hoài Đức, 1998:142]. Thời gian đã 200 năm, thời thế biết bao chuyển vần nhưng nhận xét trên vẫn còn nguyên giá trị cho ta suy ngẫm về nguồn gốc nếp sống người Sài Gòn.
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh còn là vùng đất có khí hậu ôn hòa lý tưởng không giá rét, rất ít bão lụt làm cho con người thoải mái sống cởi mở. Đến với các vùng đất trên thế giới không phải lúc nào con người cũng hòa quyện được với thiên nhiên cũng ngồi uống ly cà phê ngoài trời để hưởng gió mát trăng thanh khi nhiệt độ dưới 0 độ. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Nước trong rửa mặt sạch trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Rày doi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chơi chài kéo mệt quăng câu dầm. (Nguyễn Đình Chiểu)
Từ trước đến nay “văn hóa ăn đường”, cà phê đường, cà phê vườn đã từng tồn tại và cho đến nay chưa có lời giải cho bài toán ăn uống, hàng rong, mua bán vỉa hè, chợ tự phát.
Có thể thấy, có khá nhiều thành phố trong nước và trên thế giới được hình thành và xây dựng dọc những con sông, eo sông, eo biển. Khi mà kỹ nghệ giao thông chưa phát triển thì phương tiện thủy là tối ưu, cho đến nay các phương tiện giao thông khác phát triển thì vận tải thủy vẫn là kinh tế nhất. Hà Nội hay Huế,… cũng xây dựng dọc những con sông nhưng không đâu có một con sông tuyệt vời như sông Sài Gòn. Con sông không rộng nhưng lại có độ sâu lý tưởng cho các tàu trọng tải lớn ra vào. Hình thành những cảng ven sông Sài Gòn, trung tâm xuất nhập khẩu cho cả vùng Đông, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Sài Gòn là một thành phố cảng - cảng sông nhưng lại gần biển (79km). Nhìn ra Biển Đông đón gió biển lộng vào. Sông Sài Gòn cùng với một hệ thống sông rạch chằng chịt tạo nên một không khí mát mẻ êm dịu nhưng cũng không kém khẩn trương. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” đã nhận định “Hà Nội có sông và hồ, Huế có sông Hương, Thành phố Hồ Chí Minh giống như Huế, không có hồ giữa lòng đô thị nhưng có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch, sức chảy của hàng trăm sông ngòi, kênh rạch đã tạo nên sức lưu thông năng động của địa – văn hóa trên vùng đất mới” [Nguyễn Thanh Tuấn, 2006: 62].
Cũng phải nói thêm rằng Hà Nội hay Huế được lựa chọn để trở thành đô thị là do một con người quyết định. Yếu tố “đô” đi trước yếu tố “thị” tức là yếu tố hành chính lúc đầu nặng hơn yếu tố kinh tế, tự nhiên,… Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì khi người dân đi mở cõi tìm được một chỗ “eo
sông”, “mom sông” lý tưởng cắm sào làm ăn sinh sống và tụ hội hàng trăm năm trở thành “thị” rồi chúa Nguyễn mới lập đơn vị hành chính, mới lập “Dinh Phiên Trấn”. Thế mới thấy yếu tố tự nhiên, yếu tố địa lý nó tác động đến văn hóa, đến con người ở thành phố Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh khác với những đô thị khác và nếu là yếu tố con người thì đó là quần chúng nhân dân quyết định trên cơ sở cuộc sống làm ăn của họ.
1.3.2.Yếu tố kinh tế
Nếp sống là hệ thống hành vi có cùng mục tiêu, phạm vi được lặp đi lặp lại thành thói quen, tập quán, phong tục. Để thành thói quen tập quán, phong tục thì hoạt động kinh tế là yếu tố quyết định nhất. Người ta nói đến nếp sống công nghiệp hay nếp sống nông nghiệp, nếp sống tiểu nông cũng với ý nghĩa đó, ý nghĩa kinh tế tác động có tính quyết định sự hình thành và phát triển của nếp sống.
Nếp sống truyền thống của dân tộc Việt Nam xét về nguồn gốc kinh tế chịu nhiều tác động của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Nếp sống đoàn kết gắn bó cộng đồng tương thân tương ái. Tuy nhiên vẫn là nếp sống tiểu nông, tản mạn, phụ thuộc vào thiên nhiên, manh mún ít giao lưu, ít năng động, tự cung tự cấp, luộm thuộm, thiếu vệ sinh. Ảnh hưởng của nếp sống tiểu nông đối với thị dân Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ lúc mới xuất hiện từng lớp thị dân mà cả quá trình, thậm chí cả đến hôm nay từng ngày từng giờ ở mọi địa bàn mọi lĩnh vực nếp sống tiểu nông vẫn len lõi, thâm nhập vào từng người, vào cả cộng đồng, Từ bắt đầu là nếp sống tiểu nông, chịu ảnh hưởng lâu dài nếp sống tiểu nông nhưng đó không phải là đường nét chủ yếu của người dân đô thị Thành phố Hồ Chí Minh mà đường nét chủ yếu là nếp sống thị dân đích thực do sự tác động chủ yếu của nền kinh tế thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và công nghiệp chi phối. Nói nếp sống công nghiệp chi phối chủ yếu nếp sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh là muốn nói đến một tổ hợp bao gồm kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, kinh
tế thương mại dịch vụ, kinh tế công nghiệp xây dựng, ngày nay còn là kinh tế tri thức,…
Người nông dân làm ăn trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, có vườn, có đất đi làm về cuốc cày, rơm rạ không cần phải sắp xếp, gọn gàng trật tự. Còn người công nhân, người thị dân sản xuất công nghiệp, diện tích sống và làm việc không nhiều phải sắp xếp gọn gàng trật tự từ trong nhà đến nơi làm việc và ngoài xã hội. Người thị dân Thành phố Hồ Chí Minh lúc đầu chịu sự tác động của hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, buôn bán của người bản địa, của người Hoa nhưng dần dần nền công nghiệp phương Tây áp đặt và chịu nếp làm thậm chí “nếp nghĩ” “nếp cảm”, tổ chức cuộc sống theo kiểu Âu - Mỹ.
Hiện nay kinh tế nước ta về cơ bản vẫn là kinh tế nông nghiệp tỷ trọng GDP trong các lĩnh vực kinh tế là nông nghiệp 20%, công nghiệp, xây dựng 38%, dịch vụ 42%, lực lượng lao động trong nông nghiệp là 56%. Trong lúc đó trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nông nghiệp chỉ chiếm 1,2% GDP và lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 2,6%. Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp cách làm ăn cũng đã có nhiều yếu tố công nghiệp hóa không thuần theo kiểu nông nghiệp lạc hậu trước đây. Theo nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX thì phấn đấu để năm 2015 tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế trong GDP là: dịch vụ 57%, công nghiệp 42% nông nghiệp 1% [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, 2010: 103]. Chính điều kiện kinh tế và quá trình sản xuất có tính chuyên môn hóa cao đã phần nào tác động mang tính quyết định đến nếp sống người dân Thành phố. Nhà tương lai học người Mỹ viết có lý rằng “Xã hội công nghiệp đã biến toàn bộ lực lượng lao động xã hội hoạt động theo những thời gian biểu nhất định thống nhất. Cùng một giờ cả xã hội bước vào nhà máy, xí nghiệp, cùng một giờ họ bắt tay vào lao động, nghỉ ngơi, ăn và ngủ” hoặc “nhịp điệu của thời gian công nghiệp trở thành nhịp điệu sống, làm việc của
mỗi người và của toàn xã hội. Đó cũng chính là nếp sống kỷ luật của xã hội công nghiệp” [Lương Bật Hải, 2001: 92-93].
Người nông dân với nếp sống chờ đợi, chờ thời “Trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm”. Thì trong kinh tế thị trường người thị dân không thể ngồi chờ đợi mà phải tính toán, theo dõi cạnh tranh để tồn tại và phát triển. “Con người của xã hội truyền thống sống thư thả, chậm chạp theo thời gian, theo nhịp điệu của ngày đêm, không giữ vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế như về sau trong xã hội công nghiệp” [Lương Bật Hải, 2001: 91]. Người thị dân do vậy mà phải hối hả, tất bật có kế hoạch chính xác sống với nếp sống coi “Thời gian là vàng”. Nếp sống người thị dân Thành phố Hồ Chí Minh trong vai trò là “Đại đô hội nhất nước” lại càng hối hả, khẩn trương, tất bật hơn.
Trong tương lai và ngay cả hiện nay nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu tác động một cách quyết định làm nẩy nở, biến đổi, phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức. Trước đây nếp sống chịu tác động của quá trình công nghiệp hóa, ngày nay quá trình công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa. Trước đây công nghiệp hóa chủ yếu với ý nghĩa biến đổi lao động thủ công thành lao động cơ giới. Còn công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa không chỉ là công nghệ phát triển mà kỹ năng tay nghề, phương pháp sản xuất, tổ chức sản xuất và thông tin cũng phải biến đổi. Nếp sống không những chịu sự tác động của quá trình “Sản xuất trực tiếp” quá trình chuyển đổi công nghệ, biến người tiểu nông thành người công nhân đứng máy, làm những động tác như máy mà ngày nay quá trình đó là quá trình biến đổi toàn diện. Từ công nghệ, kỹ năng đến tư duy sáng tạo, từ sản xuất đến hưởng thụ từ làm việc đến ăn, ở, giải trí,… Ở Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở hạ tầng được hiện đại hóa, kinh tế phát triển nhanh nhưng phát triển văn hóa chưa theo kịp phát triển kinh tế như các văn kiện Đảng nhận định. Thực tiễn hiện nay chứng minh điều đó. Đáng quan tâm là thời đại thông tin đang tràn vào Thành phố tác động một cách mạnh mẽ sâu
sắc đến toàn bộ hoạt động của xã hội làm biến đổi sâu sắc nếp sống của người thị dân làm xuất hiện những đường nét mới của nếp sống, làm thay đổi, phát triển những đường nét cũ. Trước đây người tiểu thương ngồi ở sạp chợ hay ở nhà bày hàng ra bán, chờ khách đến trả giá và mua bán, đến nay thì tỷ lệ lớn buôn bán được thực hiện trên mạng và các phương tiện thông tin khác. Nguồn cung cấp hàng cũng không phải chỉ một cái kho nho nhỏ, một loại hàng mà là “một chuỗi cung”. Thomas L.Priedman trong cuốn “Thế giới phẳng” viết: “Thời cha ông chúng ta có cửa hàng thì hàng tồn kho để ngay trong căn phòng phía sau. Nay nó ở trong một cái thùng cách 2 giờ xe chạy,… hiện hữu một chuỗi cung” [Thomas L.Priedman, 2006: 266].
Công nghệ thông tin hiện đại hiện nay nó tác động sâu sắc đến nếp làm, nếp nghĩ, đến thói quen,… của tuyệt đại đa số người dân từ người “osin” đến ông Tổng giám đốc, hay Chủ tịch Thành phố. Nó buộc con người phải sống nhanh nhạy, sống chân thực. “Bạn phải tử tế, không thể chạy trốn” “Google là Thượng đế, Thượng đế không dây, Thượng đế ở mọi nơi và Thượng đế có thể nhìn thấy mọi thứ” [Thomas L.Priedman, 2006: 283-284]. Kinh tế tri thức đương nhiên đi kèm là xã hội học tập. Nếp sống thị dân hiện nay có một nội dung lớn là “nếp học tập” chứ không chỉ là nếp nghĩ, nếp cảm, nếp làm,… Nếp sống tiểu nông rồi nếp sống thị dân trước đây chưa nói đến nếp học tập, vì sống trong điều kiện kinh tế trời cho, kinh tế ban phát không cần đi học cũng có việc làm, vì đó là việc cày cấy, đánh bắt, hái lượm còn bây giờ không học tập thì không có việc làm. Thử tính đời một con người sống ở đô thị hiện nay có hơn 3 năm đi học mẫu giáo 12 năm học phổ thông (Hiện nay thì Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ cập được giáo dục trung học cơ sở và tiến lên phổ cập trung học phổ thông) và theo chỉ tiêu đến năm 2015 thành phố phải có 70% lao động được đào tạo nghề. Như vậy mỗi người phải dành nguyên 20 năm để học tập, 1/3 cuộc đời để học tập. Không chỉ học để có bằng cấp, chứng chỉ trong 20 năm mà phải học phương pháp để rồi học suốt đời nếu như muốn làm việc, muốn tồn tại và phát triển. Hiện nay với chỉ tiêu phổ cập
trung học cơ sở mọi đứa trẻ phải được đến trường đã kéo gần như toàn bộ xã hội vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Một hai đứa cháu nhỏ đi học kéo theo cả hoạt động của ông bà, cha mẹ và nhiều người khác trong xã hội. Ngày càng rõ ngày nay trong nền kinh tế tri thức thì đi liền là xã hội học tập, học tập suốt đời. Khi nói xây dựng nếp sống thị dân thời kỳ mới không thể không nói đến nếp sống học tập, xây dựng nếp sống học tập.