Nguồn điện:

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 7 2013-2014 (Trang 51 - 52)

Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực

dương và cực âm.

Giáo viên thông báo tác dụng của nguồn điện.

Nguồn điện có hai cực là cực dương ( kí hiệu: +), cực âm ( kí hiệu: -)- Gọi học sinh nêu ví dụ về nguồn điện trong thực tế

- Gọi học sinh chỉ ra cực dương, cực âm trên pin và ăcquy

học sinh nắm được tác dụng của nguồn điện.

Mỗi nguồn điện có hai cực: cực dương, cực âm.

- Học sinh nêu ví dụ về nguồn điện: pin, ăcquy,……

Hoạt động 4 (10’) : Mắc mạch điện đơn giản

Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

- Mắc mạch điện đơn giản gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.Giáo viên treo tranh vẽ hình 19.3, cho học sinh hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 19.3. Nếu đèn không sáng phải thảo luận nhóm phát hiện chỗ hở mạch tìm cách khắc phục.

- Giáo viên kiểm tra hoạt động của các nhóm.Gọi 1, 2 học sinh nêu cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.

Học sinh mắc mạch điện theo nhóm, đóng góp ý để tìm ra nguyên nhân mạch hở.

Học sinh mắc mạch điện đảm bảo đèn sáng.

Học sinh nêu cách kiểm tra phát hiện chỗ hở mạch chung cho toàn mạch điện.

Hoạt động 5 (10’) : Củng cố + Vận dụng + Dặn dò:

*

Vận dụng : Gọi học sinh lần lượt

trả lời C4, C5, C6

C5: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị sử dụng nguồn điện là pin. C6: Có nhiều xe đạp có một bộ phận là guồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn. * Củng cố : - Dòng điện là gì ? - Nguồn điện dùng để làm gì? * Dặn dò : - Về nhà làm bài tập 19.1 đấn 19.3 trang 20 trong sách bài tập

- Chuẩn bị : “ Chất dẫn điện – Chất cách điện-Dòng điện trong kim loại”

Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C5: Đèn pin, radiô, máy tính bỏ túi, đồng hồ, máy ảnh tự động,…

C6: Cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp quay cho bánh xe đạp quay. Đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở Học sinh trả lời

Ngày soạn: 31-01-2011

Ngày dạy: 1-02-2012 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN TIẾT 22 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận biết vật dẫn điện, vật cách điện

- Kể tên một số vật dẫn điện, vật liệu cách điện

- Biết dòng điện trong kim loại là dòng các electrôn tự do dịch chuyển có hứơng.

2. Kỹ năng:

-Mắc mạch điện đơn giản - Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

3. Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: hình vẽ 20.3, 20.4 sách giáo khoa

- Mỗi nhóm học sinh:

+ 1 bóng đèn đui cài hoặc đui xoáy nối với phích cắm điện bằng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

+2 pin, một bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp.

+ 1 số vật liệu cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 (5’) : Kiểm tra + Tổ chức tình huống

* Kiểm tra

- Dòng điện là gì ?

- Sửa bài tập 19.1, 19.2 trang 20 sách bài tập

* Tổ chức tình huống học tập: Dụng cụ sử dụng điện đều được chế tạo để đảm bảo an toàn. Vật dẫn điện, vật cách điện là gì ?

học sinh trả lời học sinh làm bài tập

Hoạt động 2 (15’) : Xác định chất dẫn điện và cách điện

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 7 2013-2014 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w