TIẾT 15I. Mục tiêu : I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Mô tả và giải thích một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang
- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém
- Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm
2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm3. Thái độ: Học tập nghiêm túc 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị :
- Tranh vẽ to hình 14.11 giá đỡ, 1 tấm gương, 1 nguồn phát âm vi mạch,1 bình nước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
Hoạt động 1 (5’) : Kiểm tra + Tổ chức tình huống
* Kiểm tra:
Môi trường nào truyền được âm ? Môi trường nào truyền âm tốt ? Sửa bài tập 13.1
Giáo viên nhận xét cho điểm * Tổ chức tình huống:
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kem theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm. Tại sao lại có tiếng sấm rền ?
Học sinh trả lời
Học sinh khác nhận xét
Hoạt động 2 (15’) :Tìm hiểu phản xạ âm và tiếng vang
I. Phản xạ âm – Tiếng vang vang
Âm dội lại khi gặp mặt chắn gọi là âm phản xạ
Tiếng vang là âm phản
xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
Gọi học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
- Em nghe tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu ?
- Trong nhà có nghe rõ tiếng nói vọng lại không ?
- Tiếng vang có khi nào ?
Giáo viên thông báo âm phản xạ
C1: Em đã từng nghe tiếng vang ở đâu ? Vì sao em nghe được tiếng vang đó ? C2: Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn khi nghe chính âm đó ở ngoài trời.
Tương tự yêu cầu học sinh trả lời C3 Học sinh hoàn thành kết luận
Học sinh trả lời : trong nhà, trong giếng nước,….
Nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm trực tiếp
C1: Nghe tiếng vang ở giếng vì ta phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ
C2: Trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ. Ngoài trời chỉ nghe được âm phát ra.
Học sinh trả lời
Học sinh hoàn thành kết luận