Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý chống thất thoát nước

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 41 - 43)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý chống thất thoát nước

Nước sạch là một loại hàng hoá mang tính xã hội rất lớn, đảm bảo cho sức khoẻ của nhân dân và cộng đồng. Nước sạch là tài nguyên quốc gia, đòi hỏi cần có sự quản lý chống thất thoát. Nhà nước đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho ngành cấp nước là năm 2015 đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các đô thị loại 1 với tỷ lệ 90% (đối với đô thị loại 5 là 70%), tỷ lệ thất thoát 25%. Để đầu tư xây dựng các nhà máy nước cần rất nhiều vốn, ước tính để sản xuất 1m3 nước sạch khai thác từ nguồn nước mặt (sông, hồ, suối) phải chi một suất đầu tư khoảng 4.000.000đ xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước, nếu khai thác từ nguồn nước ngầm thì suất đầu tư còn lớn hơn rất nhiều. Tình trạng thất thoát nước đã kéo dài nhiều năm không giảm, tỷ lệ thất thoát nước chiếm khoảng trên dưới 30% sản lượng, gây lãng phí và thiệt hại cho công quỹ hàng tỷ đồng. Cũng có thể hiểu rằng thất thoát nước là một tất yếu, vì không thể có một hệ thống tuyệt đối kín để đảm bảo không mất một giọt nước nào, cũng như toàn bộ nước đã được sản xuất ra đều phải được thu tiền...

Cả thể giới đều đã phải chấp nhận điều này và luôn phấn đấu để đạt được một tỷ lệ thất thoát thấp nhất. Tỷ lệ thất thoát cũng là chỉ số để đánh giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ của dịch vụ. Chính vì vậy tỷ lệ thất thoát nước luôn được quan tâm và khống chế. Ở các nước tiên tiến tỷ lệ thất thoát thường khá thấp “như ở Đức 7%, Đan Mạch 10% và trung bình là khoảng 15%”. Theo số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ thất thoát nước ở Việt Nam là khoảng 30%. Nếu tính toán thành tiền tất cả các “giá trị đã mất” theo tỷ lệ này thì thực trạng thất thoát nước của chúng ta hiện tại đúng là khó có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thể chấp nhận. Báo chí của Trung ương và các Tỉnh thường xuyên đưa tin, đặc biệt phân tích phê phán nhiều mỗi khi người sản xuất xin được tăng giá bán nước. Sự bức xúc này đã tạo sức ép nặng nề lên ngành cấp nước, lên những người làm công tác cấp nước của tất cả các Tỉnh, thành phố ...Nhưng một điều mà không phải ai cũng biết tường tận, đó là từ nhiều năm nay cơ quan quản lý ngành, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các chi hội và cả cộng đồng... đã rất quan tâm, tiến hành nhiều hoạt động nhằm giảm thất thoát nước và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Điểm nhấn rõ nhất của hoạt động này là “ Hội nghị giảm thất thoát nước toàn quốc” do Hội cấp thoát nước Việt Nam, Công ty cấp nước Đà Nẵng, ADB và Công tyVitens - Evides Hà Lan tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/2010. Thông qua các bài trình bày kinh nghiệm thành công từ các công ty bạn, các kinh nghiệm quốc tế, đánh giá về “thành tựu chống thất thoát thất thu nước ở Việt Nam” và nội dung “ Chương trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025” số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Bộ xây dựng đã được Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu giảm tỷ lệ thất thu, thất thoát nước bình quân toàn quốc xuống dưới 15%. Trong đó, hoạt động chính của chương trình gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng; nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và năng lực quản lý của đơn vị cấp nước; xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về chống thất thoát, thất thu nước sạch; đầu tư cải tạo thiết bị, mạng lưới cấp nước.

Đối với Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên cũng đã thành lập Ban chỉ đạo chống thất thoát, thất thu nước sạch, đề ra nhiều phương án chống thất thoát nước và cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Phương án đề ra của Công ty đến năm 2015 là giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống còn 20%. Qua phân tích, đánh giá đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chống thất thoát nước, thấy rõ được tính bức thiết của đề tài nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 41 - 43)