6. Bố cục của luận văn
1.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại
Kinh nghiệm của công ty cấp nước SAWACO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Từ nhiều năm qua, các công ty cấp nước như: Bến Thành, Phú Hoà Tân, Tân Hoà, Chợ Lớn... cũng lên kế hoạch sửa chữa hàng ngàn điểm xì bể, thay thế hàng chục kilomet đường ống cũ mục và hàng trăm đồng hồ nước. Nhưng còn sửa chữa như thế nào, hiệu quả ra sao thì không ai biết và họ cũng chẳng bận tâm, vì cũng chẳng mất gì và được gì. “Chúng tôi thực hiện chống thất thoát nước là để giảm thất thoát nước chung cho SAWACO, chứ không phải cho riêng mình. Trách nhiệm của công ty không chỉ có chống thất thoát nước mà còn quản lý, vận hành hệ thống cấp nước và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân bảo đảm chất lượng. Còn việc phân vùng, tách mạng phải do SAWACO thực hiện, chúng tôi đâu thể làm được điều này”, ông Đào Ánh Dương, phó giám đốc công ty cổ phần cấp nước Bến Thành giải thích.Tuy nhiên, ông Dương cũng cho biết, hiện nay để tách mạng giữa công ty cấp nước Bến Thành với các công ty cấp nước khác là rất khó khăn. Tuyến ống chính nằm trên trục đường Cách Mạng Tháng Tám chạy qua địa phận quản lý của ba đơn vị cấp nước là: Bến Thành, Phú Hoà Tân và Tân Hoà. Trong khi đó, muốn tách mạng phải lắp đặt tuyến ống, đồng hồ mới, nhưng tuyến đường này lại có khá nhiều công trình ngầm, không còn chỗ để có thể lắp đặt. Do đó, muốn cụ thể hoá được lượng nước vào khu vực này chỉ có thể chia thành từng DMA (tiểu vùng), mỗi DMA lắp đặt một đồng hồ mới xác định được chính xác lượng nước vào khu vực. Hiện SAWACO đang triển khai thực hiện, nhưng phải mất hai – ba năm nữa mới có thể hoàn thành.Còn theo ông Phan Mạnh Hiển, phó giám đốc công ty cấp nước Tân Hoà, công ty không biết lượng thất thoát nước bao nhiêu nhưng SAWACO biết, vì vậy lượng thất thoát nước của SAWACO giảm cũng chính là hiệu quả chống thất thoát nước từ các công ty. Các công ty cấp nước có làm tốt công tác chống thất thoát thì SAWACO mới giảm được lượng nước thất thoát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hiện nay, SAWACO có tám công ty cấp nước thành viên chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và cung cấp nước theo từng khu vực quy định, nhưng theo các nhà chuyên môn, thực sự việc hoạt động của các công ty hiện nay chẳng khác nào như một chi nhánh của SAWACO, chứ không phải là một công ty theo đúng nghĩa. Tiến sĩ Ngô Hoàng Văn, phó chủ tịch hội Nước và môi trường TP.HCM cho rằng, không có nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra rõ ràng, các công ty cấp nước không có quyền tự quyết trong hoạt động của mình. Cũng chính vì vậy, các công ty cấp nước không được phân định nguồn nước đầu vào và đầu ra một cách cụ thể. Đây là một bất cập lớn, khiến cho công tác chống thất thoát nước ở các công ty cấp nước không được thực hiện một cách triệt để và SAWACO cũng không thể nào đưa ra chế tài để xử lý. Lẽ ra SAWACO phải để những công ty này hoạt động độc lập, giao cho họ một nguồn nước cụ thể nào đó và chịu trách nhiệm cung cấp nước. Nếu chống thất thoát tốt, đảm bảo lượng nước bán được nhiều, thì sẽ thu vào bao nhiêu, còn lại trích một phần cho SAWACO. Cũng theo các nhà chuyên môn, khi phân vùng quản lý cho các công ty cấp nước quản lý, lẽ ra SAWACO phải dựa vào tuyến ống thì lại dựa vào địa bàn. Chính việc làm không hợp lý này, SAWACO đã phải “chữa cháy” bằng cách, theo dõi lượng nước trên đồng hồ của đường ống chính. Nếu đường ống này chảy vào bao nhiêu khu vực thì căn cứ vào đó để chia lượng nước đầu vào mang tính tương đối cho từng khu, rồi lấy đó làm cơ sở để tính lượng nước thất thoát. Kiểu làm này đã không thuyết phục được các công ty cấp nước, nên dù có bị thất thoát nhiều đến bao nhiêu cũng không thể chế tài được. Sự bất cập trên đã khiến cho công tác chống thất thoát nước đang rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”. Và cuối cùng, gánh chịu thất thoát vẫn là người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Theo báo cáo mới nhất của SAWACO, việc chống thất thoát nước của các công ty cấp nước là gần như không có. Bởi cuối những năm 1990, lượng nước thất thoát chỉ có trên 30% thì đến nay đã lên đến trên 40%.