Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 29 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.1.5.2. Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 -1995) yêu cầu chất lượng nước nguồn (nước mặt) sử dụng để xử lý cấp nước cho sinh hoạt.

- Quy chuẩn Việt Nam: 08/2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Quy chuẩn 09:2008 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm. - Quy chuẩn 01/2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- TCVN 7957:2009 Thoát nước- mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế.

- Luật tài nguyên nước (Bổ xung sửa đổi năm 2009)

- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 - Pháp lệnh đo lường Việt Nam.

- Nghị định 214/CP.

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 2/11/2005.

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 26/05/2006.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước. Chính sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn nước. Thực tế cho thấy nếu việc buông lỏng quản lý đối với nguồn nước thì sẽ xảy ra hiện tượng khai thác nước tràn lan, bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân theo các quy định hiện hành dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế xã hội.

Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch: Để được phép mở các các giếng khai thác nước phải có sự đồng ý, cho phép của Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các hồ sơ xin phép theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê duyệt. Mặt khác, kinh doanh nước sạch là lĩnh vực hoạt động nằm ở vùng ranh giới giữa phục vụ công cộng và kinh doanh hạch toán. Nhà nước có quan điểm chỉ đạo phối hợp các công cụ quản lý Nhà nước từ nhiều Bộ, Ban, Ngành khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm này thể hiện ở việc tập trung xác định chức năng quản lý Nhà nước và xác định căn cứ chiến lược phát triển ngành nước, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, chính sách quản lý.

Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nước sạch hoạt động công ích, lấy việc phục vụ những nhiệm vụ của Nhà nước giao là mục tiêu chủ yếu trên cơ sở đảm bảo chi phí hợp lý theo khung giá Nhà nước quy định với chất lượng ngày càng cao. Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch phải đảm bảo hạch toán kinh tế đầy đủ, tập trung giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu suất sử dụng vốn, được cấp vốn tương đối đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

do nhà nước giao, ngoài ra có quyền chủ động huy động vốn bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ được giao hoặc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Về chính sách đầu tư: Theo chính sách hiện hành, vốn các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch đều được cấp phát từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên thường được cấp thông qua các nguồn viện trợ nước ngoài, thông qua các dự án vay vốn ngân hàng thế giới, vay vốn của Chính phủ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan....

Chính sách quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc nhóm dịch vụ công ích có thể chuyển sang hạch toán kinh doanh từng phần, hoạch định chiến lược và xây dựng các dự án đầu tư, phát triển, hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các hoạt động, thực hiện các chính sách quản lý của Nhà nước. Hiện nay Nhà nước áp dụng mô hình quản lý đối với ngành kinh doanh nước sạch là vừa bao cấp vừa kinh doanh theo giá chỉ đạo, vừa huy động sự đóng góp của các hộ tiêu dùng lớn trong cải tạo, nâng cấp hệ thống phân phối nước sạch.

Kinh tế là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nước sạch vì đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, liên tục và lâu dài. Tuỳ thuộc tiền năng kinh tế của đất nước, mức thu nhập của dân cư, nguồn viện trợ cho vay của nước ngoài mà có những giải pháp thích hợp đảm bảo việc cung ứng nước sạch cho dân cư, có sự quản lý chống thất thu thất thoát nước, bù đắp được chi phí và thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao.

Trong điều 40 của luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã nêu rõ về hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước: “Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nƣớc ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)