6. Bố cục của luận văn
1.2.2.1. Kinh nghiệm thành công
a. Kinh nghiệm ở Bắc Giang
Được xây dựng từ năm 1997 với công suất thiết kế 20.000 m3
/ngày đêm, sau đó do nhu cầu sử dụng nước tăng, năm 2009, hệ thống cấp nước thành phố được cải tạo nâng công suất lên 25.000 m3/ngày đêm. Tăng công suất nhưng các tuyến đường ống chủ yếu bằng thép mạ kẽm lắp đặt từ ngày đầu xây dựng đã bắt đầu rò rỉ nước ở hầu khắp các khu vực trong thành phố vẫn chưa được thay mới. Vì vậy, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch rất cao. Năm 2011, với hơn 32.800 khách hàng dùng nước, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của Công ty lên đến 24,7%. Cũng do thất thoát lớn, mà nhiều nơi trong thành phố còn thiếu nước hoặc nước yếu.
Nhận thức việc chống thất thoát, thất thu nước sạch không chỉ giảm chi phí sản xuất, mà còn tăng khả năng cấp nước phục vụ nhu cầu của người dân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang xây dựng và triển khai dự án "Chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2012 - 2020". Mục tiêu là giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch còn 20% vào năm 2015… Phương án đặt ra là phải khoanh vùng các khu thất thoát bằng biện pháp lắp đặt đồng hồ kiểm soát tổn thất nước từ khâu sản xuất đến mạng phân phối, khu vực dân cư; thay thế các tuyến đường ống kẽm đã xuống cấp; sử dụng thiết bị phát hiện rò rỉ nước ở đường ống và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chống thất thoát, thất thu nước sạch cho cán bộ công nhân viên. Theo đó, đến nay Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng lắp đặt 9.000 m ống nhựa HDPE thay thế đường ống kẽm rò rỉ nước, kiểm định và lắp đặt thay thế hàng trăm đồng hồ đo nước cũ… Nhờ vậy, chất lượng cấp nước ở nhiều khu vực: đường Giáp Hải, đường Lê Lợi, đường tỉnh 398 (xã Đa Mai, Song Mai), xã Dĩnh Kế, 5 thôn: Dinh, Ngang, Non, Tý, Chùa và một phần thôn Nam Giang của xã Xương Giang (TP Bắc Giang) được nâng lên. Anh Hà Văn Kính, ở thôn Ngang, xã Xương Giang, phấn khởi cho biết, đã hai tháng nay, anh không còn phải thức dậy hằng đêm bơm nước trữ vào xô, chậu để gia đình làm bún như trước nữa. Bây giờ, khi cần chỉ việc vặn vòi là có nước sử dụng ngay. Bên cạnh đó, việc chống thất thu còn được Công ty áp dụng biện pháp khá căn cơ, đó là rà soát việc áp dụng giá nước với từng khách hàng. Nếu sử dụng nước sạch làm dịch vụ như rửa xe mà không có đồng hồ riêng đều phải thực hiện quy định: 20 m3
đầu sử dụng tính theo giá nước sinh hoạt, từ 21 m3 trở đi tính theo giá kinh doanh. Hay tăng cường kiểm soát sản lượng nước mà khách hàng tiêu thụ bằng cách đọc đồng hồ đo nước giữa kỳ. Hiện Công ty đang áp dụng đọc đồng hồ đo giữa kỳ đối với 50% khách hàng. Trường hợp sử dụng nước sạch lượng lớn, hóa đơn thanh toán hàng trăm triệu đồng/tháng thì đọc chỉ số đồng hồ đo nước 2 lần/ngày. Kết quả, sau 7 tháng thực hiện dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
chống thất thoát, thất thu nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước sạch các tháng 1,2,3,4/2012 còn 21%, giảm 3,7% so với cuối năm 2011; tỷ lệ thất thoát nước sạch các tháng 5,6,7/2012 khoảng 18%, giảm 6,7% so với cuối năm 2011. Doanh thu bán nước sạch quý II-2012 tăng 400 triệu đồng so với quý I-2012, mặc dù lượng nước thô cấp mỗi ngày mùa hè tăng 2.000-3.000 m3/ngày đêm
b. Kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc
Công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước số 1 Vĩnh Phúc, là 1 trong 2 đơn vị được tỉnh Vĩnh Phúc giao sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn. Với 5 nhà máy sản xuất nước sạch và mạng lưới cấp nước của công ty đã cung cấp nước sạch cho 8/9 huyện, thành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng công suất thiết kế là 29.600 m3/ngày đêm. Hệ thống mạng lưới cung cấp nước trải dài khắp 8 huyện, thành khiến cho tình trạng thất thoát nước sạch chiếm tỷ lệ cao. Nhờ những giải pháp chống thất thoát tích cực của công ty, tình trạng thất thoát nước sạch được giảm nhiều so với nhiều năm trước. Năm 2004, tỷ lệ thất thoát nước lên đến 36,5% đến nay chỉ còn 19,4%. Nguyên nhân của tình trạng thất thoát, rò rỉ nước là do đường dẫn nước dài, thiếu đồng bộ trải qua nhiều thời kỳ. Tại Thành phố Vĩnh Yên có đến 35% các tuyến đường ống dẫn nước được đầu tư từ những năm 80, các mối nối đường ống cũ mục, dẫn đến việc rò rỉ thất thoát một lượng lớn nước sạch. Hơn nữa, do việc thi công các công trình ngầm không đồng bộ dễ gây vỡ đường ống cấp nước, tình trạng ăn cắp nước sạch bằng cách khoan thẳng vào mạng đường ống, lắp đặt ống riêng để sử dụng không qua đồng hồ đo đếm cũng làm tăng tỷ lệ thất thoát nước và gây nguy hại cho đường ống chính, có thể gây vỡ, rò rỉ nước,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chính vì vậy, việc giảm thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty trong những năm qua. Về các giải pháp thực hiện, ông Trần Duy Thập - Trưởng phòng Tổ chức cho biết: “Công ty thành lập Ban Thanh tra và các Tổ Quản lý khách hàng, Tổ quản lý khách hàng, Tổ thu ngân, Tổ sửa chữa. Thường xuyên kiểm tra, nắm rõ được hiện trạng hệ thống đường ống để có những điều chỉnh cho phù hợp. Nhờ đó, tỷ lệ thất thoát nước giảm theo từng năm từ 20,3% (2011) xuống còn 19,4% 8 tháng đầu năm 2012”. Có được kết quả đó, bên cạnh các giải pháp quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước, trước hết là nhờ vào sự giúp sức của đông đảo người dân. Công ty đã thành lập một đường dây nóng để khách hàng phản ánh tình trạng cấp nước cũng như hoạt động cấp nước trên toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn công ty quản lý xảy ra 484 sự cố về đường ống, tình trạng sử dụng nước bất hợp pháp, trong đó 50% là do nhân dân phát hiện cung cấp qua đường dây nóng cho công ty. Bên cạnh sự hỗ trợ của người dân, Công ty cấp thoát nước số 1 cũng đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để quản lý và kiểm soát lượng nước cung cấp cho từng khu vực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, mỗi khu vực cung cấp nước đều được lắp đặt đồng hồ tổng để kiểm soát áp lực nước và nhanh chóng xác định được khu vực đang bị rò rỉ, từ đó khắc phục được tình trạng thất thoát nước trên hệ thống.
Có thể nói trong thời gian qua, những biện pháp chống thất thoát nước sạch trong hệ thống đạt hiệu quả cao, đưa Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tỷ lệ thất thoát nước sạch thấp so với cả nước, 8 tháng đầu năm 2012 là 19,4%.