Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chống thất thoát nước

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 28 - 143)

6. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chống thất thoát nước

1.1.5.1. Các chế tài pháp lý trong công tác bảo vệ nguồn nước

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tính đúng đắn về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người đó là "Nước ngầm là tài nguyên trong lòng đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Nước máy là sản phẩm được thông qua dây chuyền công nghệ để thành nước sạch, theo những tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân có trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhiệm giữ gìn bảo vệ nguồn nước, các công trình kỹ thuật khai thác, sản xuất và cung cấp nước máy".

Chính sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn nước. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch: Để được phép mở các giếng khai thác nước phải có sự đồng ý, cho phép của Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các hồ sơ xin phép theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê duyệt.

Đối với UBND Tỉnh Thái Nguyên gần đây nhất đã ra Quyết định số 16/2012-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất khu vực Nam Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục đích:

- Đảm bảo khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn khu vực Nam Thái Nguyên.

- Ngăn ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm nguồn nước, khắc phục suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đảm bảo tốt chất lượng môi trường nước dưới đất trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá.

- Tạo chuyển biến cơ bản trong ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm, kiểm soát ô nhiễm, xả thải vào nguồn nước của cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn Nam Thái Nguyên.

1.1.5.2. Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 -1995) yêu cầu chất lượng nước nguồn (nước mặt) sử dụng để xử lý cấp nước cho sinh hoạt.

- Quy chuẩn Việt Nam: 08/2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Quy chuẩn 09:2008 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm. - Quy chuẩn 01/2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- TCVN 7957:2009 Thoát nước- mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế.

- Luật tài nguyên nước (Bổ xung sửa đổi năm 2009)

- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 - Pháp lệnh đo lường Việt Nam.

- Nghị định 214/CP.

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 2/11/2005.

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 26/05/2006.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước. Chính sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn nước. Thực tế cho thấy nếu việc buông lỏng quản lý đối với nguồn nước thì sẽ xảy ra hiện tượng khai thác nước tràn lan, bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân theo các quy định hiện hành dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế xã hội.

Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch: Để được phép mở các các giếng khai thác nước phải có sự đồng ý, cho phép của Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các hồ sơ xin phép theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê duyệt. Mặt khác, kinh doanh nước sạch là lĩnh vực hoạt động nằm ở vùng ranh giới giữa phục vụ công cộng và kinh doanh hạch toán. Nhà nước có quan điểm chỉ đạo phối hợp các công cụ quản lý Nhà nước từ nhiều Bộ, Ban, Ngành khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm này thể hiện ở việc tập trung xác định chức năng quản lý Nhà nước và xác định căn cứ chiến lược phát triển ngành nước, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, chính sách quản lý.

Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nước sạch hoạt động công ích, lấy việc phục vụ những nhiệm vụ của Nhà nước giao là mục tiêu chủ yếu trên cơ sở đảm bảo chi phí hợp lý theo khung giá Nhà nước quy định với chất lượng ngày càng cao. Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch phải đảm bảo hạch toán kinh tế đầy đủ, tập trung giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu suất sử dụng vốn, được cấp vốn tương đối đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

do nhà nước giao, ngoài ra có quyền chủ động huy động vốn bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ được giao hoặc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Về chính sách đầu tư: Theo chính sách hiện hành, vốn các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch đều được cấp phát từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên thường được cấp thông qua các nguồn viện trợ nước ngoài, thông qua các dự án vay vốn ngân hàng thế giới, vay vốn của Chính phủ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan....

Chính sách quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc nhóm dịch vụ công ích có thể chuyển sang hạch toán kinh doanh từng phần, hoạch định chiến lược và xây dựng các dự án đầu tư, phát triển, hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các hoạt động, thực hiện các chính sách quản lý của Nhà nước. Hiện nay Nhà nước áp dụng mô hình quản lý đối với ngành kinh doanh nước sạch là vừa bao cấp vừa kinh doanh theo giá chỉ đạo, vừa huy động sự đóng góp của các hộ tiêu dùng lớn trong cải tạo, nâng cấp hệ thống phân phối nước sạch.

Kinh tế là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nước sạch vì đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, liên tục và lâu dài. Tuỳ thuộc tiền năng kinh tế của đất nước, mức thu nhập của dân cư, nguồn viện trợ cho vay của nước ngoài mà có những giải pháp thích hợp đảm bảo việc cung ứng nước sạch cho dân cư, có sự quản lý chống thất thu thất thoát nước, bù đắp được chi phí và thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao.

Trong điều 40 của luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã nêu rõ về hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước: “Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nƣớc ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm ở thành phố Fukuoka Nhật Bản

Với phương pháp độc đáo hút nước bên dưới lớp cát biển, tiếp đó áp dụng công nghệ màng siêu lọc loại bỏ vi khuẩn, rồi dùng điện áp cao để khử muối, lọc lần nữa qua màng bán thấm làm bằng sợi lõi rỗng có đường kính cực nhỏ 0,14 mm (đường kính lõi 0,07 mm), nhiều năm qua Trung tâm Khử mặn Uminonakamichi Nata đã làm tốt nhiệm cung cấp nước ngọt được tách ra từ nước biển cho thành phố. Trung tâm tọa lạc trên diện tích 46.000 m2

trong một vùng đất lấn biển rộng lớn ở phía Bắc trung tâm thành phố Fukuoka, được phê duyệt năm 1998 và đi vào hoạt động từ năm 2005 trị giá gần 41 tỷ Yên (xấp xỉ 500 triệu USD). Nhờ công nghệ xử lý nước biển, tỷ lệ nước ngọt tách ra từ nước biển được nâng lên 60% thay vì thông thường là 40%. Trung tâm có khả năng thu nhận 103.000 m3

nước biển mỗi ngày, sau quy trình thẩm thấu ngược cho ra 50.000 m3

nước ngọt, không chỉ góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Fukuoka mà còn xuất sang các địa phương lân cận.

Bên cạnh đó, Fukuoka thành lập Trung tâm Kiểm soát Phân phối nước vào năm 1981 với chi phí 50 triệu USD. Trung tâm giám sát chặt chẽ nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh, điều tiết dòng chảy giữa các nhà máy nước, kiểm soát áp lực nước để giảm lượng nước rò rỉ. Trung tâm Vận hành các van điện ở 177 điểm thuộc 21 khu vực, chuyển dòng, điều tiết nước sao cho áp lực nước luôn ổn định. Trung tâm cắt cử người túc trực phòng điều hành theo dõi từ xa hệ thống đường ống để kịp thời phát hiện sự cố nếu có và nhanh chóng cử tổ công tác đi kiểm tra, xử lý. Bên cạnh đó, còn có các nhân viên thường xuyên tuần tra thực địa đường ống cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nước, mỗi năm họ phát hiện được 800 - 1.000 điểm rò rỉ để xử lý kịp thời. Hiện tại, 2.900 km trong hệ thống cung cấp nước ở thành phố Fukuoka được kiểm tra sức khỏe hàng năm, chiếm 74% tổng số 3.900 km đường ống. Nhờ vậy tỷ lệ thất thoát nước tại Fukuoka được giảm từ khoảng 15% (đầu thập niên 1980) xuống chỉ còn 2,6% hiện nay.

1.2.1.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Kỹ thuật chống thấm và khắc phục rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở Trung Quốc

Hiện nay ở Trung Quốc tình trạng tổn thất nước sạch do rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở thành phố là tương đối nghiêm trọng và đã trở thành vấn đề nổi cộm trong quản lý và cung cấp nước sạch. Tích cực áp dụng kỹ thuật chống thấm và khắc phục rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở thành phố không chỉ là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sử dụng và tiết kiệm tài nguyên nước thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao trình độ dịch vụ cung cấp nước sạch thành phố. Mở rộng kỹ thuật định vị khắc phục rò rỉ và kỹ thuật xác định điểm rò rỉ chính xác. Phổ biến ứng dụng định vị khắc phục rò rỉ và kỹ thuật xác định điểm rò rỉ chính xác. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện lắp đặt mạng đường ống cung cấp nước sạch khác nhau mà tối ưu hoá phương pháp khắc phục rò rỉ. Mạng đường ống cung cấp nước sạch chôn lấp trong đất bùn phải lấy phương pháp khắc phục rò rỉ bị động làm chính, phương pháp khắc phục rò rỉ chủ động là phụ; mạng đường ống cung cấp nước đặt trên đường phố phải lấy phương pháp khắc phục rò rỉ chủ động làm chính, phương pháp khắc phục rò rỉ bị động là phụ. Khuyến khích áp dụng kỹ thuật hệ thống phổ tra rò rỉ khu vực và kỹ thuật khắc phục định điểm rò rỉ chính xác trên cơ sở xây dựng hệ thống mạng đường ống cung cấp nước GIS, GPS. Phổ biến ứng dụng vật liệu đường ống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

loại mới: Vật liệu đường ống có đường kính lớn (DN > 1200) ưu tiên nghiên cứu ống bê tông, ống thép dự ứng lực; vật liệu đường ống có đường kính trung bình (DN = 300 ~ 1200) ưu tiên áp dụng ống nhựa và ống gang dẻo, từng bước loại bỏ ống gang đúc xám; vật liệu đường ống đường kính nhỏ (DN <300) ưu tiên áp dụng ống nhựa, từng bước loại bỏ ống sắt tráng kẽm. Phổ biến áp dụng đường ống cung cấp nước liên tiếp. Áp dụng kỹ thuật nối miệng mềm vòng cao su bịt kín, trong thành ống kim loại áp dụng kỹ thuật phòng rỉ bằng cao su hay quét vữa cát xi măng; đường ống hàn; dán phải nghiên cứu vấn đề co dãn để áp dụng những kỹ thuật tương ứng như miệng nối mềm có khoảng cách thích hợp, thiết bị đàn hồi hoặc ống hình chữ U. Khuyến khích phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để sửa chữa, kiểm tra rò rỉ đường ống.

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm thành công a. Kinh nghiệm ở Bắc Giang a. Kinh nghiệm ở Bắc Giang

Được xây dựng từ năm 1997 với công suất thiết kế 20.000 m3

/ngày đêm, sau đó do nhu cầu sử dụng nước tăng, năm 2009, hệ thống cấp nước thành phố được cải tạo nâng công suất lên 25.000 m3/ngày đêm. Tăng công suất nhưng các tuyến đường ống chủ yếu bằng thép mạ kẽm lắp đặt từ ngày đầu xây dựng đã bắt đầu rò rỉ nước ở hầu khắp các khu vực trong thành phố vẫn chưa được thay mới. Vì vậy, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch rất cao. Năm 2011, với hơn 32.800 khách hàng dùng nước, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của Công ty lên đến 24,7%. Cũng do thất thoát lớn, mà nhiều nơi trong thành phố còn thiếu nước hoặc nước yếu.

Nhận thức việc chống thất thoát, thất thu nước sạch không chỉ giảm chi phí sản xuất, mà còn tăng khả năng cấp nước phục vụ nhu cầu của người dân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang xây dựng và triển khai dự án "Chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2012 - 2020". Mục tiêu là giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch còn 20% vào năm 2015… Phương án đặt ra là phải khoanh vùng các khu thất thoát bằng biện pháp lắp đặt đồng hồ kiểm soát tổn thất nước từ khâu sản xuất đến mạng phân phối, khu vực dân cư; thay thế các tuyến đường ống kẽm đã xuống cấp; sử dụng thiết bị phát hiện rò rỉ nước ở đường ống và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chống thất thoát, thất thu nước sạch cho cán bộ công nhân viên. Theo đó, đến nay Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng lắp đặt 9.000 m ống nhựa HDPE thay thế đường ống kẽm rò rỉ nước, kiểm định và lắp đặt thay thế hàng trăm đồng hồ đo nước cũ… Nhờ vậy, chất lượng cấp nước ở nhiều khu vực: đường Giáp Hải, đường Lê Lợi, đường tỉnh 398 (xã Đa Mai, Song Mai), xã Dĩnh Kế, 5 thôn: Dinh, Ngang, Non, Tý, Chùa và một phần thôn Nam Giang của xã Xương Giang (TP Bắc Giang) được nâng lên. Anh Hà Văn Kính, ở thôn Ngang, xã Xương Giang, phấn khởi cho biết, đã hai tháng nay, anh không còn phải thức dậy hằng đêm bơm nước trữ vào xô, chậu để gia đình làm bún như trước nữa. Bây giờ, khi cần chỉ việc vặn vòi là có nước sử dụng ngay. Bên cạnh đó, việc chống thất thu còn được Công ty áp dụng biện pháp khá căn cơ,

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 28 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)