Đánh giá ảnh hưởng của chitosan đến bệnh thán thư hại xoài bằng lây bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 60 - 64)

bệnh nhân tạo ở điều kiện in vivo

Căn cứ vào tính chất, khả năng tạo màng của dung dịch chitosan kết hợp với những kết quả nghiên cứu bước đầu của các tác giả , , tiến hành khảo sát dung dịch chitosan từ nồng độ 0,5% đến 2,0% với bước nhảy 0,5% để đánh giá mức độ phòng trừ bệnh thán thư gây hại trên xoài bằng lây bệnh nhân tạo ở điều kiện in vivo. Kết quả tỷ lệ bệnh và đường kính phát triển của vết bệnh được lây ở nồng độ 105 bào tử/ml sau khi xử lý bằng dung dịch chitosan với các nồng độ khác nhau được thể hiện ở bảng 3.5 và bảng 3.6.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chitosan đến tỷ lệ bệnh ở các công thức khác nhau

trên xoài

Công thức (%)

Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian xuất hiện vết bệnh (h) 24h 48h 72h 96h 0,0(Đ/C) 30 60 100 100 24 0,5 - 37 63 100 48 1,0 - - 43 100 72 1,5 - - 33 100 72 2,0 - - - 47 96 Ghi chú: (-) Vết bệnh chưa hình thành

Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy với mức nồng độ bào tử được lây bệnh (105

bào tử/ml) thì sau 24 h trên mẫu ĐC (không xử lý chitosan) các vết bệnh đã bắt đầu hình thành với tỷ lệ 30% và sau 72h thì tất cả các vết bệnh đều đã hình thành với tỷ lệ 100%. Trong khi đó, ở các mẫu được nhúng dung dịch chitosan trên bề mặt quả với các nồng độ trong khoảng 0,5% - 2,0% thời gian cũng như tỷ lệ bệnh hình thành khác nhau. Ở công thức II (dung dịch chitosan 0,5%), sau 48 h vết bệnh bắt đầu hình thành với tỷ lệ 37%, công thức III (1,0%) và công thức IV (1,5%) vết bệnh hình thành sau 72h với tỷ lệ tương ứng là 43% và 33%. Công thức V (2,0%) vết bệnh xuất hiện muộn nhất (sau 96h) với tỷ lệ 47%. Như vậy, chitosan có tác dụng ức chế rõ rệt đến sự hình thành vết bệnh của nấm C. gloeosporioides T2 khi tiến hành lây bệnh nhân tạo trên quả.

Kết quả xác định mức độ ảnh hưởng chitosan đến tốc độ phát triển của vết bệnh trên xoài được trình bày ở hình 3.11 và bảng 3.6.

0,0% (ĐC) 0,5% 1,0%

1,5% 2%

Hình 3.11. Ảnh hưởng của chitosan đến sự hình thành vết bệnh trên xoài bằng

lây bệnh nhân tạo ở điều kiện in vivo sau 96h

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chitosan đến sự hình thành vết bệnh trên xoài

Công thức (%) Đường kính vết bệnh (cm) PIRG (%) 144h AUDPC 72h 96h 120h 144h 0,0(Đ/C) 0,37a 0,84a 1,14a 1,52a 0,0 70,30 0,5 0,22b 0,39b 0,66b 0,91b 40,13 38,66 1,0 0,15c 0,26c 0,40c 0,61c 59,87 25,07 1,5 0,09d 0,12d 0,25d 0,32d 79,60 3,82 2,0 0,00e 0,09e 0,11e 0,30d 80,26 8,45

Ghi chú: Các giá trị trung bình đường kính vết bệnh theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05

Từ bảng 3.6 cho thấy:

- Ở từng thời điểm khác nhau đường kính vết bệnh trên xoài ở tất cả mẫu được xử lý chitosan đều giảm so với mẫu ĐC khi nồng độ của chitosan tăng dần. - Có sự sai khác đường kính vết bệnh có ý nghĩa thống kê ở tất cả các mẫu thí nghiệm tại các thời điểm kiểm tra. Tuy nhiên, tại thời điểm 144h, ở CT IV (1,5%) và CT V (2,0%) không có sự sai khác với đường kính vết bệnh tương ứng là 0,32cm và 0,30cm.

- Ở các mẫu xử lý chitosan, khi nồng độ chitosan càng tăng thì đường kính vết bệnh càng giảm. Sau 120h thí nghiệm đường kính vết bệnh trên mẫu xử lý chitosan với nồng độ 2,0% giảm thấp nhất so với các mẫu còn lại từ 1,14cm (ở mẫu ĐC) còn lại 0,11cm ở CT V (2,0%), mức độ giảm hơn 10 lần.

- Khi xử lý chitosan nồng độ 1,5% và 2% trên bề mặt quả, sau thời gian tương ứng là 48h và 96h vết bệnh mới hình thành. Điều này chứng tỏ khả năng kiểm soát của chitosan đến bệnh thán thư hại xoài khá mạnh.

- Mức độ phát triển bệnh được xác định theo đường cong tiến triển bệnh AUDPC cũng giảm rõ rệt ở các công thức khác nhau, cao nhất ở CT I (0,0%) là 70,30 và thấp nhất ở công thức CT V (2,0%) tương ứng với giá trị AUDPC là 8,45.

- Giá trị PIRG cũng tăng dần khi nồng độ chitosan được sử dụng tăng dần, từ 40,13% ở CT II (0,5%) đến 80,26% ở CT V (2,0%).

Khả năng ức chế nấm của chitosan được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. Nhóm tác giả Abd-AllA và cộng sự cũng đã nghiên cứu về tác dụng của chitosan đến bệnh thán thư hại xoài ở điều kiện in vivo. Kết quả chỉ ra rằng khi xử lý chitosan với nồng độ 0,2% và 0,4% trên bề mặt quả thì có khả năng hạn chế tỷ lệ mắc bệnh thán thư trên xoài lần lượt là 89,30% và 95,0% sau 30 ngày bảo quản ở 10oC. Nghiên cứu của nhóm tác giả Asgar Ali và cộng sự cũng cho thấy rằng khi sử dụng dung dịch chitosan ở nồng độ 1,5% và 2% có khả năng kiểm soát sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz gây hại trên đu đủ sau 5 tuần bảo quản ở nhiệt độ 12 ± 1oC, với tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất lần lượt là 7,5% và 7,0%. Ở nồng độ 1,0% tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với 1,5% và 2% là 49,9%. Tuy nhiên, nồng độ 0,5% hầu như không có tác dụng đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz sau 5 tuần bảo quản ở nhiệt độ 12 ± 1oC.

Tóm lại, dung dịch chitosan với các nồng độ từ 0,5 – 2% đã có tác dụng hạn chế tốc độ phát triển của đường kính vết bệnh khá rõ rệt. Trong đó, dung dịch chitosan ở 2 nồng độ 1,5% và 2% sau 144h có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với 2 nồng độ 0,5% và 1% và ngưỡng ức chế tối thiểu 50% (EC50) nằm trong khoảng 0,5% - 1,0%.

Mặc dù khác về phương pháp đánh giá nhưng kết quả nghiên cứu là khá tương đồng về khả năng ức chế bệnh thán thư trong điều kiện in vivo so với nghiên cứu của hai nhóm tác giả Abd-AllA và cộng sự (2010), Asgar Ali và cộng sự (2010).

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w