Kết quả thí nghiệm trên môi trường lỏng ½ PDA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 50 - 52)

Thí nghiệm được tiến hành trên môi trường lỏng ½ PDA, sau 96h nuôi cấy tiến hành thu sinh khối sợi nấm và xác định các chỉ tiêu thí nghiệm. Kết quả đánh giá được thể hiện qua hình 3.6 và 3.7 và [Phụ lục 4]

Hình 3.6. Ảnh hưởng của chitosan đến sinh khối sợi nấm Colletotrichum

gloeosporioides T2 sau 96h nuôi cấy

0,0% (ĐC) 0,25% 0,5%

0,75% 1,0%

Hình 3.7. Nấm Colletotrichum gloeosporioides T2 nuôi cấy trên môi trường ½

PDA lỏng với các nồng độ chitosan khác nhau sau 96h nuôi cấy

Nồng độ (%) Sinh khối tươi, khô (g)

Từ hình 3.6 cho thấy:

- Sau 96h nuôi cấy, đối với sinh khối tươi của nấm C. gloeosporioides T2 giữa các công thức thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở các công thức có xử lý chitosan thì sinh khối tươi và sinh khối khô của tản nấm C. gloeosporioides T2 thấp hơn so với công thức không xử lý chitosan (nồng độ 0,0%). Điều này chứng tỏ nấm C. gloeosporioides T2 bị ức chế đáng kể bởi chitosan ở các nồng độ.

- Các nồng độ chitosan khác nhau thì khả năng tác động đến sự phát triển của nấm C. gloeosporioides T2 cũng khác nhau. Sau 96h nuôi cấy, khối lượng sinh khối tươi giảm dần khi nồng độ chitosan tăng dần. Ở nồng độ 1,0% sinh khối tươi giảm mạnh nhất, từ 0,428g giảm xuống còn 0,061g. Hiệu lực ức chế của chitosan đến sinh khối sợi nấm C. gloeosporioides T2 tăng theo chiều tăng nồng độ chitosan sử dụng. Trong đó, hiệu lực ức chế thấp nhất ở nồng độ 0,25% tương ứng với sinh khối tươi là 55,14% và sinh khối khô là 53,98%, cao nhất ở nồng độ 1,0% tương ứng 85,75% đối với sinh khối tươi và 90,27% ở sinh khối khô. Đặc biệt, đối với sinh khối khô nồng độ ức chế tối thiểu 90% (EC90 – Effective concentration by 90%) là 90,27% ở nồng độ 1,0% [Phụ lục 4].

- Sau 96h nuôi cấy, kết quả xử lý số liệu cho thấy không có sự sai khác sinh khối khô giữa CT II (0,25%), CT III (0,5%) và giữa các CT III (0,5%), CT IV (0,75%), CT V (1,0%). Như vậy, khả năng ức chế tốt nhất tương ứng nồng độ chitosan 0,75% (CT IV) với khối lượng sinh khối khô thu được là 0,013g, giảm gần 9 lần so với mẫu đối chứng (0,113g) [Phụ lục 4].

Các kết quả trên cho thấy chitosan trong khoảng nồng độ 0,25 – 1,0% có khả năng ức chế đáng kể đến sự phát triển của nấm C. gloeosporioides T2. Điều này có thể giải thích do chitosan có nồng độ càng cao thì số nhóm NH3+ trong một đơn vịdung dịch càng lớn, có khả năng trung hòa các điện tích âm trên bề mặt tế bào nấm càng mạnh và làm thay đổi tính thấm của màng tế bào. Đây chính là nguyên nhân làm cho màng tế bào nấm mất điện tích và gây nên hiện tượng rò rỉ các vật chất bên trong, ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides T2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w