Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chitosan đến bệnh thán thư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 40 - 42)

thư hại xoài ở điều kiện in vitro

Bố trí thí nghiệm trên môi trường lỏng ½ PDA

Ở bước nghiên cứu này, tiến hành thí nghiệm sử dụng dung dịch chitosan với các khoảng nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng ức chế nấm

Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường lỏng ½ PDA.

Dung dịch chitosan khảo sát bao gồm các nồng độ: 0,25%, 0,5%, 0,75% và 1%, được tạo ra bằng cách hòa tan hoàn toàn bột chitosan trong dung dịch acid acetic 0,5%, sau đó điều chỉnh dung dịch đến pH = 5,6 bằng dung dịch NaOH 1M. Tween 80 được bổ sung vào dung dịch chitosan với tỷ lệ 0,1ml Tween 80 trong 100ml dung dịch chitosan .

Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch chitosan đến bệnh thán thư hại xoài ở điều kiện in vitro được bố trí thí nghiệm với 5 công thức, 3 lần lặp lại. Trong đó,

Số vết bị bệnh Tổng số vết bệnh

các công thức thí nghiệm được tiến hành trên đĩa petri Ф6. Mỗi đĩa cho 5ml môi trường ½ PDA lỏng với các nồng độ chitosan tương ứng: CT I (0,0%), CT II (0,25%), CT III (0,5%), CT IV (0,75%) và CT V (1%).

- Dùng pipet cho 5ml môi trường lỏng lần lượt vào các đĩa petri Ф6. - Cấy nấm C. gloeosporioides vào các đĩa môi trường đã chuẩn bị sẵn. - Ủ ở nhiệt độ 28oC. Sau 96h cân sinh khối tươi của tản nấm ở từng công thức thí nghiệm.

- Để các mẫu nấm tươi vào tủ sấy 55oC trong 7 h, sau đó tiến hành cân sinh khối khô của tản nấm ở từng công thức thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi

- Sinh khối sợi nấm tươi và khô (g)

- Hiệu lực ức chế (%) = .100 C T C− Trong đó:

C: Sinh khối tươi (khô) của tản nấm ở công thức đối chứng (không xử lí chế phẩm)

T: Sinh khối tươi (khô) của tản nấm ở công thức thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm trên môi trường đặc 1/5 PDA

- Phương pháp tiến hành tương tự như bố trí thí nghiệm trên môi trường lỏng. - Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức, 3 lần lặp lại. Trong đó, các công thức thí nghiệm được tiến hành trên đĩa petri Ф9. Mỗi đĩa cho 20ml môi trường đặc 1/5 PDA với các nồng độ chitosan tương ứng: CT I (0,0%), CT II (0,25%), CT III (0,5%), CT IV (0,75%) và CT V (1%).

- Cho 20ml môi trường lần lượt vào các đĩa petri Ф9.

- Cấy nấm C. gloeosporioides vào các đĩa môi trường đã chuẩn bị sẵn. - Ủ ở nhiệt độ 28oC. Sau đó tiến hành theo dõi và đo đường kính tản nấm ở từng công thức thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Mức độ phát triển bệnh được xác định theo đường cong tiến triển bệnh AUDPC

- Xác định hiệu lực ức chế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) ức chế tốc độ phát triển của đường kính tản nấm PIRG % (percentage inhibition of radial growth)

PIRG (%) = ×100

Trong đó:

R1: Đường kính tản nấm ở công thức đối chứng R2: Đường kính tản nấm ở công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 40 - 42)