Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm ở nước ta đã có nhiều công bố nghiên cứu ứng dụng của chitosan, đặc biệt đã có nhiều nghiên cứu sử dụng trực tiếp chitosan ở dạng màng bao nhằm kéo dài thời gian bảo quản một số loại quả , . Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu khả năng ức chế nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên xoài chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm chưa đầy đủ, và chưa đủ căn cứ để công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
Thị Thu Thủy của trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến chất lượng và thời gian bảo quản chanh. Quả chanh được xử lý bằng dung dịch chitosan với ba nồng độ (1,0%, 1,5% và 2,0%). Kết quả cho thấy sau 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ 10oC, chanh được xử lý chitosan ở nồng độ 1,5% giữ được màu sắc đẹp nhất, có hao hụt khối lượng tự nhiên thấp và độ cứng ít biến đổi nhất .
Với mục đích kéo dài thời gian bảo quản trái cam mật sau thu hoạch, năm 2011 nhóm tác giả Nguyễn Minh Thủy và Nguyễn Thị Mỹ Tuyền đã nghiên cứu kỹ thuật bảo quản cam mật bằng phương pháp MAP. Họ đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa học của cam mật (hàm lượng vitamin C, tổng chất khô hòa tan, hàm lượng acid cùng với các chỉ tiêu vật lý (màu sắc, độ dày vỏ) và tổn thất khối lượng trái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm tổn thất khối lượng của cam mật và kéo dài thời gian tồn trữ cam đến 9 tuần bằng biện pháp xử lý ozone kết hợp với bao màng chitosan, CMC (hoặc màng pectin) và bảo quản trong bao bì PE (hoặc PP) không đục lỗ ở nhiệt độ 10oC .
Năm 2011, nhóm các tác giả Nguyen Anh Dzung, Vo Thi Phuong Khanh và Tran Trung Dzung đã nghiên cứu về tác động của chitosan và oligochitosan đến đặc điểm sinh lý, sự phát triển và khả năng chịu hạn của cây cà phê tại Việt Nam. Khi sử dụng hai tác nhân này với nồng độ 0, 20, 40, 60 và 80 ppm để xử lý trên lá cây cà phê thì kết cho thấy dung dịch oligochitosan nâng cao hàm lượng chlorophyll và carotenoid trong lá cây cà phê lê đến 46,38 – 73,51% so với mẫu đối chứng trong nhà kính .
Gần đây nhất, vào năm 2012 tác giả Lê Thiên Minh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm tạo màng sinh học chứa chitosan và nấm men đối kháng tới nấm mốc gây thối hỏng quả thanh long. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của chế phẩm tạo màng sinh học chứa chitosan và nấm men đối kháng Candida sake TL1 để kiểm soát nấm mốc Penicillium và Aspergillus niger gây thối hỏng quả thanh long trong quá trình bảo quản. Nồng độ ức chế tối thiểu (EC) của chitosan lên nấm mốc Penicillium và Aspergillus niger là 0,3%. Chủng nấm men Candida sake TL1 đối kháng phát triển tốt trên môi trường chứa 0,5% chitosan và 0,5% CaCl2 cho giá trị OD cao nhất 0,776 sau 90h nuôi cấy. Chế phẩm nấm men đối kháng Candida sake TL1 kết hợp với 0,5% chitosan và 0,5% CaCl2 có tác dụng ức chế cao nhất đến sự phát riển của nấm mốc Penicillium và
Aspergillus niger với tỷ lệ thối hỏng tương ứng là 18% và 16% .
kích thích sinh trưởng, tăng năng suất và phòng trừ bệnh đã được một số tác giả nghiên cứu có kết quả tốt trên một số cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, đậu tương, lạc, cây hồ tiêu đen, bắp cải, su hào và một số loài hoa. Bên cạnh đó chitosan hòa tan cũng cho thấy hiệu quả kháng các chủng bệnh phổ biến trên cây công nghiệp như bông, cao su, cây cà phê . Các chế phẩm oligochitosan ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu bằng phương pháp cắt mạch bằng phóng xạ Co60, ngoài ra phương pháp cắt mạch bằng acid cũng được lựa chọn.
Với tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, vấn đề nghiên cứu sử dụng dung dịch chitosan và oligochitosan nguồn gốc tự nhiên, có khả năng phân hủy sinh học cao với các khoảng nồng độ khác nhau nhằm phòng trừ nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên xoài, thay thế các phương pháp bảo quản xoài bằng các hóa chất tổng hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho việc bảo quản các loại cây ăn quả nói chung và xoài sau thu hoạch nói riêng đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU