Kết quả thí nghiệm trên môi trường đặc 1/5 PDA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 52 - 56)

Các nồng độ chitosan được khảo sát tương tự như các nồng độ đã tiến hành thí nghiệm trên môi trường lỏng ½ PDA. Kết quả xác định đường kính và mức độ ảnh hưởng của chitosan ở các nồng độ khác nhau đến sự phát triển của nấm

0,0% (ĐC) 0,25% 0,5%

0,75% 1,0%

Hình 3.8. Ảnh hưởng của chitosan với các nồng độ khác nhau đến tốc độ phát

triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides T2 sau 240h nuôi cấy

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chitosan đến đường kính tản nấm Colletotrichum

gloeosporioides T2 Công thức (%) Đường kính tản nấm (cm) PIRG (%) 192h AUDPC 48h 96h 144h 192h 240h 0,0(Đ/C) 1,52a 2,83a 4,43a 6,46a 7,56a 0,0 876,4a 0,25 0,94b 1,74b 3,25b 4,78b 6,06b 26,00 637,0b 0,5 0,87c 1,38c 2,76c 4,33c 5,38c 32,79 556,4c 0,75 0,71d 1,24d 2,35d 4,08d 5,07d 36,84 507,0d 1,0 0,63e 1,15d 2,33d 3,75e 4.89e 41,95 474,0e

Ghi chú: Các giá trị trung bình đường kính tản nấm theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy:

tương ứng tại các thời điểm khác nhau đều giảm đáng kể so với mẫu đối chứng. - Sau 48h, 192h và 240h đường kính tản nấm trung bình ở các công thức thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa thống kê. Đường kính tản nấm C. gloeosporioides T2 giảm dần tương ứng với nồng độ dung dịch chitosan xử lý tăng dần. Tốc độ phát triển đường kính tản nấm C. gloeosporioides T2 giảm mạnh nhất ở mẫu xử lý chitosan với nồng độ 1,0%. Ở các mẫu này, sau 192h nuôi cấy đường kính tản nấm giảm mạnh nhất (khoảng 2 lần) từ 6,46cm CT I (0,0%) xuống còn 3,75cm CT V (1,0%). Cũng tại thời điểm 192h ở CT II (0,25%) và CT III (0,5%) thể hiện khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides T2, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng kém hơn so với CT IV (0,75%) và CT V (1,0%). Trong khi đó tại thời điểm 240h khả năng ức chế nấm

C. gloeosporioides T2 của chitosan kém hơn ở 192h, đường kính tản nấm giảm khoảng 1,5 lần từ 7,5cm CT I (0,0%) đến 4,89cm CT V (1,0%).

- Ở 96h và 144h khả năng ảnh hưởng của chitosan đến sự phát triển của đường kính tản nấm C. gloeosporioides T2 là không sai khác có ý nghĩa thống kê ở cả hai công thức IV (0,75%) và CT V (1,0%) tương ứng với đường kính tản nấm lần lượt: tại 96h: IV (0,75%) là 1,24cm và CT V (1,0%) là 1,15; tại 144h: IV (0,75%) là 2,35cm và CT V (1,0%) là 2,33.

- Cũng từ kết quả bảng 3.4 cho thấy, giá trị trung bình AUDPC giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Giá trị này giảm khá mạnh khi nồng độ chitosan sử dụng tăng dần. Ở công thức ĐC giá trị này là 876,4 sau đó giảm dần và giảm thấp nhất ở CT V (1,0%) với diện tích tương ứng 474,0.

- Hiệu lực ức chế sự phát triển nấm C. gloeosporioides T2 tăng theo nồng độ chitosan, hiệu lực ức chế cao nhất ở nồng độ 1,0% và thấp nhất ở nồng độ 0,25% tương ứng với giá trị PIRG lần lượt là 41,95% và 26,0%.

Như vậy, dung dịch chitosan trong khoảng nồng độ từ 0,25% – 0,5% mẫu xử lý chitosan có nồng độ càng cao thì tốc độ phát triển đường kính tản nấm C. gloeosporioides T2 càng giảm. Trong khoảng nồng độ 0,75% – 1,0% dung dịch chitosan cũng có khả năng ức chế tương tự, tuy nhiên tại thời điểm 96h và 144h không sai khác có ý nghĩa thống kê.

Các kết quả trên cho thấy chitosan đã ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm C. gloeosporioides T2 và cơ chế tác động này có thể được giải thích tương tự như ở phần 3.4.1.1.

kháng nấm của chitosan đến nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây bệnh héo rũ trên chuối cho thấy: Ở điều kiện in vitro tất cả các nồng độ chitosan thử nghiệm (0,1; 0,2; 0,4; 0,8 và 1,6%) đều có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm

Fusarium oxysporum f. sp. cubense. Tuy nhiên, hiệu lực ức chế phát triển nấm

Fusarium oxysporum f. sp. cubense là 76,36% (PIRG %) ở nồng độ 8mg/ml (tương ứng với dung dịch chitosan 0,8%) và khả năng ức chế của chitosan đến nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense tăng dần theo nồng độ chitosan sử dụng. Tuy nhiên, với nồng độ chitosan sử dụng 0,8% hiệu lực ức chế nấm

Fusarium oxysporum f. sp. cubense đạt 76,36% trong khi đó nồng độ chitosan sử dụng cao hơn (1,0%) nhưng hiệu lực ức chế chỉ đạt 41,95% (bảng 3.3) .

Trong nghiên cứu đánh giá khả năng kháng bệnh thán thư do nấm

Colletotrichum sp. gây hại trên cà chua và nho, năm 2009 tác giả Z. Munoz đã đưa ra kết luận: thử nghiệm ở điều kiện in vitro với 5 CT và nồng độ dung dịch chitosan trong khoảng (1,0 – 2,5%) ở mức ý nghĩa (α = 0,05) thì tất cả các công thức đều có tác dụng ức chế tốc độ phát triển của đường kính tản nấm và nồng độ có hiệu lực ức chế 50% (EC50) là 2,28% . Trong khi đó, tại thời điểm 240h (bảng 3.3) thì nồng độ chitosan sử dụng chỉ với 1,0% đã đạt 41,95% (xấp xỉ EC50). Điều này chứng tỏ khả năng kháng nấm của chitosan đến nấm

Colletotrichum gloeosporioides T2 trong điều kiện thực nghiệm tốt hơn trên đối tượng nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên cà chua và nho.

Theo nghiên cứu của Abd-AllA và cộng sự (2010) về khả năng kháng bệnh thán thư trên xoài ở điều kiện in vitro đã chỉ ra rằng tất cả các nồng độ chitosan sử dụng từ 0,2 – 0,8mg/l đều có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm

Colletotrichum gloeosporioides. Trong đó ở nồng độ 0,8mg/l cho hiệu lực ức chế cao nhất với giá trị PIRG là 76,6%, ở nồng độ 0,2mg/l thì không có tác dụng kháng nấm. Với nồng độ chitosan sử dụng cao hơn trong khoảng 0,25% - 1,0% nhưng hiệu lực ức chế của chitosan đến đường kính tản nấm Colletotrichum gloeosporioides T2 ở nồng độ cao nhất 1,0% chỉ bằng 41,95%. Như vậy đã có những khác biệt về khả năng kháng nấm của chitosan trên đối tượng nấm

Colletotrichum gloeosporioides .

Trên đối tượng đu đủ tác giả Asgar Ali và cộng sự (2010) cũng đã nghiên cứu tác dụng của chitosan trong phòng trừ bệnh thán thư. Kết quả cho thấy rằng ở nồng độ 1,5% và 2,0% (ở mức ý nghĩa α = 0,05) thì hiệu lực ức chế nấm

Colletotrichum gloeosporioides Penz đạt 90 – 100% .

thực nghiệm khác nhau, các loại nấm khác nhau thì khả năng tác động của chitosan đến chúng cũng khác nhau. Ngoài ra, loại chitosan sử dụng, mức độ DD, DP hay khối lượng phân tử là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng kháng nấm của chitosan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Chitosan phòng trừ bệnh thán thư hại Xoài sau thu hoạch (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w