5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động của huyện
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng đƣợc thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chƣa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện Bạch Thông cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Kạn.
Tổng dân số của huyện tăng lên trong 3 năm nhƣng không đáng kể chứng tỏ công tác dân số đã phần nào đáp ứng đƣợc xu thế phát triển của xã hội, năm 2010 tổng dân số của huyện là 30.370 ngƣời, mật độ dân số đạt 52,77 ngƣời/km2, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 16%; Tày 54%; Dao 23% còn 7% là dân tộc H’mông và Sán chay. Các dân tộc ở huyện Bạch Thông sống lâu đời và đan xen lẫn nhau, có tinh thần đoàn kết cộng đồng, một lòng đi theo Đảng lãnh đạo, điều này đã đƣợc chứng minh qua các thời kỳ cách mạng ở địa phƣơng.
Do sản xuất nông nghiệp vẫn cần nguồn nhân lực dồi dào nên dân số vẫn tập trung ở khu vực nông thôn. Theo thống kê năm năm 2010 số dân ở khu vực nông thôn chiếm 94,36% trong khi đó ở khu vực thành thị chỉ chiếm 5,64%.
Bạch Thông có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi cho phục vụ sản xuất. Năm 2010 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 18.173 ngƣời chiếm 61,62% dân số, hàng năm lực lƣợng lao động vẫn tăng đều đặn. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới ổn định và bền vững.
Tuy nhiên trong số những ngƣời ở độ tuổi lao động vẫn còn một bộ phận không nhỏ chƣa có việc làm, đây là điều đáng lo ngại vì số ngƣời chƣa có việc làm này nếu không có định hƣớng tốt sẽ dẫn đến một loạt vấn đề xã hội cần giải quyết theo sau đó.
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ CỦA HUYỆN BẠCH THÔNG TRONG 3 NĂM (2008 - 2010) TT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09 BQ I Tổng dân số Ngƣời 29.959 100 30.163 100 30.370 100 100,68 100,69 100,685 1 Số khẩu NN Ngƣời 24.868 83,0 24.787 82,17 24.634 81,11 99,67 99,38 99,525
2 Số khẩu phi NN Ngƣời 5.091 17,0 5.376 17,83 5.736 18,89 105,59 106.69 106,14
3 Theo giới Ngƣời
3.1 Nam Ngƣời 15.189 50,7 15.292 50,7 15.397 50,7 100,68 100,69 100,685
3.2 Nữ Ngƣời 14.770 49,3 14.871 49,3 14.973 49,3 100,68 100,69 100,685
4 Theo địa bàn sinh sống Ngƣời
4.1 Số ngƣời ở nông thôn Ngƣời 28.271 94,37 28.462 94,36 28.658 94,36 100,68 100,69 100,685 4.2 Số ngƣời ở thành thị Ngƣời 1.688 5,63 1.701 5,64 1.712 5,64 100,77 100,65 100,71 II Số ngƣời trong độ tuổi lao động Ngƣời 18.459 61,61 18.585 61,62 18.713 61,62 100,68 100,69 100,685 Trong đó số ngƣời chƣa có việc làm Ngƣời 4.342 14,49 4.373 14,5 4.403 14,5 100,71 100,69 100,70
III Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,69 0,68 0,67 98,55 98,53 98,54
IV Mật độ dân số Ngƣời/km 54,52 55,19 55,72 101,23 100,96 101,095
Nhƣ vậy những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số của huyện đã chậm lại, bình quân 3 năm tăng 0,685%. Có thể nói đây là một kết quả tốt trong công tác kế hoạch hoá gia đình mà huyện và các ban ngành lãnh đạo, nhân dân trong huyện đạt đƣợc do ý thức ngƣời dân ngày một nâng cao.
Tóm lại, nền kinh tế của huyện Bạch Thông vẫn là sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở chỗ số ngƣời sống trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao. Mặc dù tốc độ tăng bình quân dân số của thành thị nhanh hơn so với nông thôn, nhƣng tốc độ tăng này còn chậm trong khi đó số khẩu phi nông nghiệp tăng vẫn chƣa cao. Vì vậy, trong những năm tiếp theo đòi hỏi huyện phải có bƣớc đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hƣớng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.