Bản chất của khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 35 - 37)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.6.1 Bản chất của khoa học, công nghệ

Khoa học là một hệ thống trí thức về tự nhiên, xã hội mà con ngƣời thu nhận đƣợc thông qua hoạt động nghiên cứu. Khoa học cũng đồng thời là hoạt động của con ngƣời sáng tạo ra tri thức mới. Công nghê và tri thức có hệ thống dùng để sản xuất ra một loại hàng hoá hay tiến hành một loại dịch vụ nào đó. Công nghệ là kết quả sử dụng tri thức khoa học, nghiên cứu công phu mới tạo ra đƣợc. Hoạt động khoa học là hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học, công nghệ trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Khoa học công nghệ là một yếu tố năng động của lực lƣợng sản xuất [11].

Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng đƣợc tích luỹ và thể hiện vai trò của mình một cách rõ nét. Lịch sử phát triển của thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng khoa học công nghệ: (1) Cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung cơ bản là chuyển từ nền sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí hoá.

(2) Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra với quy mô to lớn và toàn diện trong toàn bộ hệ thống khoa học, kỹ thuật của các ngành sản xuất. Nội dung của cuộc cách mạng này bao gồm từ cơ khí hoá, tự động hoá, điện khí hoá, hoá học hoá cho tới áp dụng các thành tựu khoa học mới nhất vào sản xuất. Cuộc cách mạng này đã đƣa khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, khoa học và kỹ thuật gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau làm cho kinh tế tăng trƣởng rất mạnh. (3) Cuộc cách mạng khoa học đang diễn ra với đặc trƣng là xã hội trí tuệ, xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Đến lúc này hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm sẽ chiếm tỷ lệ cao, ngƣời làm chủ công nghệ, đặc biệt là nắm giữ công nghệ cao ngƣời đó ƣu thế và sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.

Từ cuộc cách mạng lần thứ hai, nhận thức về nhân tố quyết định phát triển kinh tế đã có sự thay đổi. Trong hàm số tăng trƣởng kinh tế, khoa học công nghệ đã trở thành một biến số quan trọng của mức tăng truởng kinh tế. Trong những năm cuối thế kỷ XX, khoa học công nghệ đã tạo nên bƣớc đột phá không những cho nền kinh tế của quốc gia mà đã tạo nền tảng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu. Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin đã hình thành xa lộ thông tin tạo điều kiện để liên kết thị trƣờng vốn, lao động, chất xám của các quốc gia theo hƣớng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng nƣớc. Nhờ đó nền kinh tế thế giới sản xuất ra một lƣợng của cải khổng lồ, trong 30 năm đã sản xuất ra một lƣợng của cải bằng tổng khối lƣợng của cải từ khi có loài ngƣời cộng lại.

Khoa học, công nghệ luôn luôn gắn bó mật thiết với sản xuất, khoa học công nghệ lấy sản xuất làm đối tƣợng phục vụ. Ngày nay khoa học, công nghệ đã liên kết với các nền kinh tế độc lập, tách biệt thành nền kinh tế hội nhập, mọi quốc gia cùng tham gia cùng giành thắng lợi trên cơ sở lợi thế so sánh của mình, trong đó nguời thắng lợi nhiều nhất là ngƣời nắm giữ các ƣu thế về khoa học, công nghệ.

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối, sử dụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao. Trong nền kinh tế tri thức, tài nguyên trí lực và vốn vô hình là nhân tố quan trọng nhất trong việc phân phối tài nguyên. Kinh tế tri thức phải tăng cƣờng tài nguyên trí lực để khai thác tài nguyên

thiên nhiên. Vì vậy trong nền kinh tế tri thức, chiếm hữu nhân tài và tri thức quan trọng hơn nhiều so với chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.

Kinh tế tri thức lấy các ngành sản xuất kỹ thuật cao làm nền tảng, các ngành sản xuất kỹ thuật cao lấy khoa học kỹ thuật cao làm chỗ dựa. Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có các loại công nghệ chủ yếu là: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lƣợng mới và năng lƣợng tái sinh, công nghệ vật liệu mới, khoa học kỹ thuật không gian, khoa học kỹ thuật hải dƣơng, khoa học quản lý (khoa học mềm) và công nghệ kỹ thuật cao có lợi cho môi trƣờng.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, khoa học kỹ thuật cao không phải là sáng kiến đơn giản của kỹ thuật truyền thống và ứng xử, Khoa học kỹ thuật cao là một khái niệm riêng biệt. Tuy nhiên nếu so sánh với kỹ thuật truyền thống thì theo quy định về khu công nghiệp kỹ thuật cao quốc tế, trong đó thành phần kỹ thuật cao đƣợc nâng lên vƣợt quá 70% thì kỹ thuật truyền thống mới đƣợc gọi là kỹ thuật cao. Trong ngành nông nghiệp, việc áp dụng khoa học, công nghệ ngày càng diễn ra rõ nét theo xu hƣớng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao mới có lợi cho môi trƣờng, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)