5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
a. Kết quả sản xuất và tăng trưởng của các ngành nông nghiệp
Trong giai đoạn 2006 - 2012, nông nghiệp huyện Bạch Thông tăng trƣởng bình quân 11,04%/năm. Trong đó ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trƣởng 8,75%/năm, chăn nuôi tăng trƣởng 16,62%, lâm nghiệp tăng trƣởng 12,87%/năm.
BẢNG 2.6: KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ngành sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trƣởng (%/năm) Giá trị sản xuất (tr.đ) 40.590,9 43.450,0 68.235,8 58.652,8 68.551,9 11,04 1. Trồng trọt (tr.đ) 27.590 29.123 40.456,3 30.487,2 41.980 8,75 2. Chăn nuôi (tr.đ) 8.450.5 9.390 18.110 17.980 18.230 16,62 3. Lâm nghiệp (tr.đ) 4.550,4 4.937 9.669,5 10.185,6 8.341,9 12,87
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bạch Thông)
Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2006 mới đạt 40.590,9 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 27.590 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 8.450,5 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 4.550,4 tỷ đồng. Đến năm 2010 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 68.551,9 tỷ đồng,
trong đó trồng trọt đạt 41.980 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 18.230 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 8.341,9 tỷ đồng.
b. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
*Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung toàn ngành
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Bạch Thông trong 5 năm qua rất chậm và diễn biến thất thƣờng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất, năm 2006 ngành trồng trọt chiếm 67,97% vào năm 2010 là 61,24%. Tƣơng tự nhƣ vậy, ngành chăn nuôi năm 2006 chiếm 20,82% tăng 26,59%. Ngành lâm nghiệp đang có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng vì trong đầu tƣ cho lâm nghiệp hiện nay cây ăn quả mới bắt đầu vào giai đoạn thu hoạch, còn cây lấy gỗ chƣa đến kỳ thu hoạch.
BẢNG 2.7: CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ĐVT: % Ngành sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Trồng trọt 67,97 67,03 59,29 51,97 61,24 2. Chăn nuôi 20,82 21,61 26,54 30,66 26,59 3. Lâm nghiệp 11,21 11,36 14,17 17,37 12,17
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bạch Thông)
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Bạch Thông đang có những bƣớc phát triển tiến bộ hơn, điều đó thể hiện bằng tỷ trọng ngành chăn nuôi đang có xu hƣớng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên so với các tiềm năng lợi thế của huyện thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay vẫn chƣa khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh, đặc biệt là lợi thế về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và lợi thế về phát triển lâm nghiệp.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng phải gắn với việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời nông dân, thực hiện tốt các chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, xây dựng một
nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, một nền nông nghiệp dần đƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một xã hội nông thôn công bằng, dân chủ, tiến bộ, từng bƣớc chuyển sang xã hội thành thị theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa có trình độ, tri thức có năng lực khoa học công nghệ ở mức cao.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện đã đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ cả về nhận thức, tổ chức và kết quả thực hiện. Bằng nhiều biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển theo cơ cấu vật nuôi trang trại, nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả khá. Hệ số vòng quay đất nông nghiệp tăng từ 1,57 lần (năm 2006) lên 1,85% (năm 2009); bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đến năm 2010 đạt 498kg/ngƣời/năm. Tại các địa phƣơng đã xác định và tích cực nhân rộng mô hình sản xuất giá trị kinh tế từ 30 đến 50 triệu đồng/ha/năm. Cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi theo hƣớng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các giống có năng suất, chất lƣợng cao. Các kết quả cụ thể: Tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt bình quân 29,95%; cơ cấu GTSX ngành trong nền kinh tế chung của huyện đến năm 2010 tỷ trọng ngành 61,56%, so với năm 2006 giảm 4,7%.
* Sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 45.721,6 triệu đồng, tăng bình quân 9,98%/năm trong cả giai đoạn 2006 - 2010. Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, dồn điền, đổi thửa đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện.
Kinh tế trang trại đang là hƣớng phát triển mạnh, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
Công tác phòng chống lụt, bão đƣợc quan tâm. Đã đầu tƣ tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, khai thác quản lý các công trình hiện có. Năng lực tƣới đến cuối năm 2010 đạt 1051,4 ha tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng thâm canh.
- Trồng trọt
Trong trồng trọt, sản xuất lúa là cây lƣơng thực chủ yếu, chiếm 51,7% về diện tích gieo trồng và 68,94% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2006. Diện tích
canh tác lúa chiếm 82,54% diện tích trồng cây hàng năm. Năng suất lúa bình quân năm 2010 đạt 43,38 tạ/ha/năm.
Ngô cũng là cây lƣơng thực quan trọng của huyện, có diện tích gieo trồng đứng thứ 2 sau lúa. Diện tích gieo trồng ngô tăng nhanh từ 906 ha năm 2006 lên 1.321 ha năm 2010. An ninh lƣơng thực nhiều xã đã đƣợc đảm bảo, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác và văn hóa xã hội phát triển.
Cây công nghiệp hàng năm chủ lực có thuốc lá, đậu tƣơng, lạc. Đậu tƣơng là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích lớn nhất của huyện với 341,34 ha. Năng suất đậu tƣơng đạt khá cao (trung bình 13,85 tạ/ha). Trong mấy năm gần đây, thuốc lá đƣợc khuyến khích đƣa vào trồng do có hiệu quả kinh tế cao và thị trƣờng đầu ra ổn định. Diện tích thuốc lá đến năm 2010 đạt 29,18 ha. Đây là cây công nghiệp có triển vọng phát triển của huyện.
Cây công nghiệp lâu năm cũng đƣợc xác định là cây thế mạnh của huyện. Các cây lâu năm chính là chè, hồi, quế. Diện tích quế 5 năm gần đây gần nhƣ ổn định ở mức 134 ha. Cây hồi có xu hƣớng tăng nhanh về diện tích (từ 200 ha năm 2006 lên 343 ha năm 2010). Cây chè có diện tích nhỏ hơn nhƣng cũng có xu hƣớng tăng về diện tích (từ 33 ha lên 68,5 ha) trong cùng thời kỳ.
Cây ăn quả có tốc độ tăng trƣởng mạnh với loại cây chủ lực là cam, quýt (từ 146 ha năm 2006 lên 300 ha năm 2010). Riêng cây mận cũng là cây ăn quả truyền thống và rất phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện nhƣng do nhiều năm gần đây giá bán thấp, sức tiêu thụ kém, hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích không phát triển. Gần đây diện tích mận, mơ của Bạch Thông có xu hƣớng giảm nhẹ (từ 189 ha năm 2006 xuống còn 170 ha năm 2010). Tuy nhiên, mận mơ vẫn là loại cây ăn quả có diện tích lớn thứ 2 hiện nay của huyện. Cây ăn quả nhƣ nhãn, vải, xoài diện tích chỉ vài chục ha mỗi loại, chƣa hình thành đƣợc thị trƣờng tại chỗ, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
BẢNG 2.8: CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT 2006 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ (%) 1.Tổng GTSX trồng trọt 27.590 29.123 40.456,3 30.487,2 41.980 33.927,3 + Lúa 19.021,9 19.429,2 21.137,7 18.031,5 19.242,4 19.372,54 + Cây chất bột có củ 2.973,8 3.025,2 3.238,8 2.640,4 3.895,3 3.154,7 + Cây lƣơng thực khác 1.360,2 1.521,9 2.884,0 2.272,8 3.300,9 2.267,96 + Cây công nghiệp 2.151,3 2.392,6 3.281,0 2.114,0 3.340,3 2655,84 + Cây ăn quả 1.007,9 1.249,2 6.637,3 3.140,0 9.642,0 4.335,28 + Rau, đậu các loại 473,2 689,2 1.760,0 1.369,5 2.027,1 1.263,8 + Cây khác, SP phụ 601,7 815,7 1.517,5 919,0 442,0 859,18
2. Cơ cấu GTSX (%)
+ Lúa 68,94 66,71 52,25 59,14 45,84 58,576
+ Cây chất bột có củ 10,78 10,39 8,00 8,66 9,5 9,466
+ Cây lƣơng thực khác 4,94 5,23 7,13 7,45 7,9 6,53
+ Cây công nghiệp 7,80 8,22 8,11 6,94 8,0 7,814
+ Cây ăn quả 3,65 4,29 16,41 10,30 22,9 11,51
+ Rau, đậu các loại 1,71 2,37 4,35 4,49 4,81 3,546
+ Cây khác, SP phụ 2,18 2,80 3,75 3,02 1,05 2,56
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bạch Thông)
Công tác chuyển đổi mùa vụ: Thời gian qua đã có những kết quả tốt. Huyện đã chỉ đạo các xã gieo cấy vụ xuân xong trƣớc cuối tháng 2 dƣơng lịch và vụ mùa kết thúc trong tháng 6. Với diện tích đất cấy 1 vụ lúa kém hiệu quả, huyện chỉ đạo chuyển đổi sang trồng các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao hơn hoặc tăng thêm 1 vụ mùa nhƣ đỗ tƣơng, lạc, thuốc lá… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Với đất đồi, nhiều địa phƣơng đã chuyển sang trồng các loại cây dài ngày, hiệu quả kinh tế cao nhƣ chè Shan, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày vừa tăng nhanh độ che phủ đất, vừa cho thu nhập cao hơn.
Thực hiện tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đƣa các loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao để dần thay đổi bộ giống cũ. Với lúa: Đã đƣa thành công các tập đoàn giống lai, giống thuần chất lƣợng cao vào sản xuất, giống Ngô lai cũng đã đƣợc ứng dụng rộng rãi; các giống đậu tƣơng chủ lực là DT84, VX93, DT90 đây là các giống có tiềm năng
năng suất cao, chất lƣợng tốt và khá phù hợp với điều kiện địa phƣơng, về lạc giống L14 là giống chủ lực…
Chuyển đổi cơ cấu GTSX trong trồng trọt cũng thể hiện khá rõ nét trong giai đoạn 2006 - 2010. Nhóm cây lƣơng thực vẫn có tỷ trọng GTSX lớn nhất nhƣng cơ cấu đã giảm từ 68,94% (năm 2006) xuống còn 45,84% (năm 2010). Nhóm cây công nghiệp và đặc điểm là cây ăn quả đang có chiều hƣớng tăng nhanh về tỷ trọng.
- Chăn nuôi
Mặc dù có khó khăn về nguồn thức ăn và bị ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm nhƣ chăn nuôi vẫn đƣợc giữ vững và phát triển.
Lợn vẫn là con nuôi chính của huyện, chiếm tỷ trọng 45,9% về GTSX ngành chăn nuôi. Đến năm 2010 tổng đàn lợn đạt 19.000 con, tuy nhiên chăn nuôi lợn vẫn ở quy mô hộ và phƣơng thức chăn nuôi thủ công, tận dụng thức ăn thừa và phế phụ phẩm nông nghiệp là chính. Đàn bò tăng nhanh từ 1.548 con năm 2006 lên 2.600 con năm 2010.
BẢNG 2.9: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI 2006 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ (%) 1. Tổng GTSX chăn nuôi 7.852,7 7.409,0 14.626,4 12.095,5 15.362,1 11.469,14 + Gia súc 6.520,8 6.243,2 12.595,4 9.121,5 13.060,0 9.508,18 + Gia cầm 798,8 820,7 1.878,0 2.754,0 2.045,4 1.659,38 + CN khác, SP phụ 533,1 345,1 153,0 220,0 256,7 301,58 2. Cơ cấu GTSX (%) + Gia súc 83,04 84,27 86,11 75,41 85,01 82,77 + Gia cầm 10,17 11,08 12,84 22,77 13,32 14,04 + CN khác, SP phụ 6,79 4,65 1,05 1,82 1,67 3,19
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bạch Thông)
Đàn trâu có xu hƣớng ổn định ở mức 8.500 con.
Đàn gia cầm do ảnh hƣởng của dịch bệnh nên có xu hƣớng giảm từ 146,29 nghìn con năm 2006 xuống còn 120 ngàn con năm 2010. Mô hình chăn nuôi trang trại theo hƣớng tập trung, công nghiệp chƣa có.
Công tác thú y, tiêm phòng đƣợc quan tâm chỉ đạo, mạng lƣới cán bộ làm công tác thú y đƣợc kiện toàn hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, việc kiểm soát giết mổ chƣa đƣợc chú trọng nhiều.
* Sản xuất và nuôi thả thủy sản
Là huyện miền núi nên thủy sản ở huyện Bạch Thông chủ yếu là nuôi thả thủy sản nƣớc ngọt. Diện tích nuôi thả thủy sản từ 125 ha năm 2008 giảm 99,14 ha năm 2010. Trong những năm gần đây, đƣợc sự chỉ đạo của tỉnh, huyện một số xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa vùng úng trũng (vụ mùa ngập nƣớc) sang nuôi thả thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng có tăng trƣởng đáng kể từ 7.852,7 triệu đồng năm 2006 lên 15.362,1 triệu đồng năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng về GTSX bình quân 14,36%/năm.
* Sản xuất lâm nghiệp
Bạch Thông là huyện có tổng diện tích rừng và đất rừng lớn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng diện tích đất có rừng của huyện tăng từ 42.689,48 ha năm 2008 lên 46.794,52 ha năm 2010. Kinh tế vƣờn, rừng có hƣớng phát triển tích cực, bƣớc đầu hình thành các trang trại, tập trung vào các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt (Quang Thuận, Dƣơng Phong), hồi, chè tuyết Shan (Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn, Đôn Phong). Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ. Cơ cấu giống cây lâm nghiệp tập trung vào những cây có giá trị kinh tế, cây nguyên liệu. Các sản phẩm lâm nghiệp chính của huyện nhƣ sau:
BẢNG 2.10: KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CHÍNH NGÀNH LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 BQ (%)
1. Trồng rừng tập trung Ha 405 482 483 674 727
554,2 2. Chăm sóc rừng Ha 2.120 1.382 863 1.041 1.200 1321,2 3. Quản lý và bảo vệ rừng Ha 2.925 3.180 3.158 3.200 3.500 3192,6 4.Khai thác tre luồng 1000 cây 2.156 1.979 2.746 1376,2
5. Khai thác nứa 1000 cây 674 935 158 500 453,4
6. Khai thác nhựa thông tấn 340 60 900 500 500 460
Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2006 là 4.335,3 triệu đông và năm 2010 tăng lên là 7.467,8 triệu, tăng trƣởng tổng GTSX lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,48%/năm, thấp hơn so với sản xuất nông nghiệp.