5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.3. Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 2010
2.2.3.1. Một số thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp
Trong 5 năm 2006 - 2010, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Bạch Thông tiếp tục đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối toàn diện. Cơ cấu vật nuôi, cây trồng bƣớc đầu có sự chuyển dịch tích cực hình thành một số vùng sản xuất cây, con tập trung, bƣớc đầu tạo nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đƣợc áp dụng, các cơ sở vật chất kỹ thuật nông lâm nghiệp đƣợc tăng thêm, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực tăng nhanh đã góp phần ổn định đời sống của nhân dân. Cụ thể:
+ Tốc độ tăng trƣởng GTSX nông nghiệp đạt 29,95%, góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế chung của cả huyện là 12,69%.
+ Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có những bƣớc chuyển biến lớn, đặc biệt là trong việc đƣa các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả thay thế cho các giống địa phƣơng.
+ Đƣa một số cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày vào sản xuất vụ xuân trên đất 1 vụ lúa góp phần tăng vụ, cải thiện hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho ngƣời dân.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trƣởng hàng năm, hình thành nhiều trang trại trong sản xuất nông nghiệp.
+ Có sự thay đổi tốt trong cơ cấu sản xuất giữa nhóm cây trồng: nhóm cây lƣơng thực có xu hƣớng giảm dần trong khi nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh, đặc biệt là nhóm cây ăn quả.
+ Về xây dựng cánh đồng 30 - 50 triệu/ha/năm đã đƣợc huyện và các xã quan tâm chỉ đạo; kết quả đến tháng 6 năm 2010 đã có 4/17 xã, thị trấn có cánh đồng 30 - 50 triệu (Quân Bình, Lục Bình, Cẩm Giàng, Phƣơng Linh).
2.2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Tuy đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, định canh định cƣ, nhƣng nhìn chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa còn chậm, chƣa có sản phẩm hàng hóa lớn và ổn định. Trồng rừng tập trung chƣa đạt đƣợc quy mô lớn cần thiết để phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp. Chăn nuôi vẫn theo lối tự cung tự cấp, chƣa có trang trại lớn để tạo ra sản phẩm hàng hóa ổn định có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp nông thôn còn thiếu và yếu. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa, tuy tỷ lệ đói nghèo đã giảm nhƣng vẫn ở mức cao và chƣa bền vững (39,54%). Số lao động ở nông thôn không có việc làm còn lớn, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn còn thấp (80%). Số lao động nông nghiệp đƣợc đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ (6,05%).
Nguyên nhân: Do điều kiện địa hình phức tạp chủ yếu là đối núi dốc nên khó có thể áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp. Thời tiết khí hậu thất thƣờng, lũ lụt, hạn hán, sƣơng muối thƣờng xuyên xảy ra. Tập quán canh tác lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nông nghiệp phục vụ việc chọn giống cây trồng, vật tƣ, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông lâm sản có giá trị cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp còn yếu. Tỷ trọng đầu tƣ cho nông nghiệp chƣa tập trung, còn dài trải, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự phân bổ nguồn lực chƣa tốt, chƣa phù hợp, nên chƣa tạo ra động lực mạnh mẽ để chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và thủy lợi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ và tiến độ triển khai còn chậm. 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BẠCH THÔNG
2.3.1. Đánh giá tác động của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
2.3.1.1. Kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Số lƣợng các chƣơng trình đề tài, dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn huyện Bạch Thông giai đoạn 2006 - 2010 là 28, đƣợc biểu hiện ở biếu đồ nhƣ sau:
Biểu đồ 2.1: Số lượng các đề tài, dự án triển khai thực hiện trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn
Cây lƣơng thực, thực phẩm
Cây ăn quả, cây công nghiệp dài
ngày
Lâm nghiệp Chăn nuôi, thủy sản
Số lƣợng ĐT/DA: Số lƣợng Số lƣợng ĐT/DA: Tỷ lệ % 16 57,15 8 28,57 2 2 7,14 7,14
Nhƣ vậy, số lƣợng các đề tài, dự án phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm là nhiều nhất 16 chiếm 57,15%, sau đó đến cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày 8 chiếm 28,57%, thứ 3 là các đề tài, dự án chăn nuôi và thủy sản; lâm nghiệp bằng nhau là 2 chiếm 7,14%.
Về kinh phí các đề tài dự án đối với cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày đƣợc đầu tƣ nhiều nhất kinh phí lên tới 6,5 tỷ đồng chiếm 36,93%, sau đó là cây lƣơng thực, thực phẩm 5,1 tỷ đồng chiếm 28,98%, thứ ba là chăn nuôi 3,6 tỷ đồng chiếm 20,45% và cây lâm nghiệp 2,4 tỷ đồng chiếm 13,64%. Mặc dù, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện nhƣng nguồn kinh phí đầu tƣ còn hạn chế.
Biểu đồ 2.2: Kinh phí thực hiện theo các lĩnh vực
Cây lƣơng thực, thực phẩm
Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
Lâm nghiệp Chăn nuôi, thủy sản
Tổng (tỷ đ) Tỷ lệ (%) 5,1 28,98 6,5 36,93 2,4 13,64 3,6 20,45
Mức độ phân bổ nguồn kinh phí nhƣ sau: Kinh phí hỗ trợ từ Trung Ƣơng 1,86 tỷ chiếm 10,57%, nguồn kinh phí của Tỉnh 7,8 tỷ chiếm 44,32%, nguồn kinh phí đối ứng của ngƣời dân và nguồn khác (công lao động, phân bón, vật tƣ…) là 7,94 tỷ chiếm 45,11%. Nhƣ vậy, có thể thấy thời gian qua ngƣời dân đã tích cực tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ nhƣng bên cạnh đó chƣa khai thác đƣợc nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung Uơng và các nguồn kinh phí khác.
Biểu đồ 2.3: Nguồn kinh phí
NS KHCN Trung Ƣơng NS KHCN Tỉnh Đối ứng của dân, khác Nguồn (tỷ đ) Tỷ lệ (%) 1,86 10,57 7,8 44,32 7,94 45,11
2.3.1.2. Hiệu quả của ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
a. Hiệu quả của các đề tài, dự án về cây lương thực, thực phẩm
Từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn huyện Bạch Thông đã triển khai 16 đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sơ chế và bảo quản nông sản (chiếm 57,15%), các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 6 đề tài, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng (37,5%), 8 đề tài, dự án về giống, thâm canh tăng năng suất (50%) và 2 dự án bảo quản, sơ chế nông sản (12,5%).
Nhƣ vậy, trong thời gian qua khoa học và công nghệ đã tập trung tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng trên địa bàn huyện.
- Hiệu quả của ứng dụng khoa học, công nghệ tới đời sống kinh tế xã hội
Kết quả đánh giá mức độ tác động của đề tài, dự án tới đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân trong huyện Bạch Thông cho thấy ở 4 mức độ đánh giá về cơ bản hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc ứng dụng khoa học, công nghệ có tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân và đƣợc thể hiện ở việc lấy ý kiến phỏng vấn 2 đề án lớn trong số các đề án đƣợc triển khai nhƣ sau:
BẢNG 2.11: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN TỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƢỜI DÂN
TT Đề tài/ Dự án Tốt (%) Khá (%) Trung bình
(%) Kém (%)
1 Khai thác đất 1 vụ, nâng
cao hệ số sử dụng đất 100,0 0,0 0,0 0,0
2 Đề án chuyển dổi cơ cấu
cây trồng 60,0 25,0 15,0 0,0
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu phỏng vấn)
Mức độ đánh giá tốt đƣợc 100% ý kiến là đề tài, dự án khai thác đất 1 vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, 60% đánh giá tốt đối với đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2006, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc khiển khai trong toàn tỉnh Bắc Kạn thì năm 2007 chỉ huyện Bạch Thông đạt và vƣợt mức kế hoạch còn các huyện trong tỉnh không đạt so với kế hoạch đƣợc giao. Do tác động của thị
trƣờng giá cả nông sản tăng cao (trƣợt giá), vì vậy tiêu chí trị giá 30 triệu đồng/ ha/năm không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, HĐND Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 25/2007/NQ - HĐND ngày 19/12/2007 về việc điều chỉnh điểm 2.1 Nghị quyết số 26/2005/NQ - HĐND ngày 16/12/2005 thay đổi chính sách hỗ trợ giá trị sản lƣợng quy đổi từ 30 triệu đồng/ha/năm lên 50 triệu đồng/ha/năm.
- Hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ tới kinh tế, kỹ thuật, nhận thức của nông dân.
BẢNG 2.12: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN TỚI KINH TẾ, KỸ THUẬT, CÁCH THỨC LÀM ĂN VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN
TT Đề tài/ Dự án Kinh tế (%) Kỹ thuật (%) Nhận thức (%)
1 Khai thác đất 1 vụ, nâng
cao hệ số sử dụng đất 100,0 100,0 100,0
2 Đề án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng 100,0 100,0 95,0
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu phỏng vấn)
Kết quả số liệu ở bảng 2.12 trên cho chúng ta thấy
+ Về tác động tới kinh tế: Đề án khai thác đất 1 vụ nâng cao hệ số sử dụng đất và đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng có 100% các ý kiến đánh giá là tác động tốt tới kinh tế của gia đình, giúp ngƣời dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
+ Về kỹ thuật: Các ý kiến của ngƣời dân đều cho rằng cả hai đề án đều có tác động tốt tới nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho ngƣời dân 100% ý kiến đánh giá là tốt.
+ Về nhận thức: Đánh giá tác động đến nhận thức của ngƣời dân 100% ý kiến cho là đề án có tác động lớn đến việc nhận thức của họ.
b. Hiệu quả và tác động của cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
Tổng số các đề tài, dự án về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày triển khai trên địa bàn huyện Bạch Thông từ năm 2006 - 2010 là đề tài, dự án. Trong đó, các đề tài, dự án về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh là 6 chiếm 75%, sau đó là đến bảo quản và chế biến là 2 chiếm 25% còn lại là các nội dung khác nhƣ cải tạo, phục tráng, quy hoạch vùng trồng, giới thiệu, quảng bá.
- Hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện, địa phƣơng đều đƣợc tiến hành trên cơ sở hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội,
ngƣời dân đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ảnh hƣởng lớn nhƣ thế nào đến kinh tế xã hội của huyện. Từ đó, ngƣời sân quyết tâm cùng tham gia để phát triển nhiều mô hình trồng cam, quýt tại xã Quang Thuận đã thành công đây là những mô hình điểm để ngƣời dân các xã khác trong huyện cũng nhƣ các huyện trong tỉnh Bắc Kạn đến học tập và làm theo. Nhiều gia đình đã thoát nghèo và vƣơn lên khá giả, đời sống gia đình đƣợc cải thiện.
Ngƣời dân đã có nhiều suy nghĩ mới trong cách làm ăn từ mô hình thâm canh chuyên cam, quýt. Nhiều hộ gia đình mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cam, quýt quy mô 1 - 2 ha. Biết cách áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất và linh hoạt trong việc tìm thị trƣờng tiêu thụ, do đó thu nhập từ cây cam, quýt có thể nói là thu nhập chính cho mỗi hộ gia đình ở nơi miền núi nhiều khó khăn này. Đây cũng là cơ sở giúp cho kinh tế xã hội của huyện phát triển không ngừng trong những năm qua.
Kết quả điều tra dự án trồng cam, quýt tại huyện Bạch Thông cho thấy, mức độ đánh giá: Dự án có tác động tốt chiếm 80%, khá 13,3%, trung bình 6,7%, yếu 0%. Điều đó khẳng định, cây cam, quýt là cây trồng có hiệu quả tích cực tới phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ tới hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đề tài, dự án có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, cách thức làm ăn và nhận thức của các hộ gia đình đƣợc thể hiện ở bảng 2.13:
BẢNG 2.13: HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỚI HỘ GIA ĐÌNH
ĐVT: %
Kinh tế Kỹ thuật Cách thức làm ăn Nhận thức
Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB 60 26,67 13,33 26,67 63,33 10 66,67 26,67 6,67 46,66 6,67 46,67
Về kinh tế có 60% ý kiến đánh giá có tác động tốt, có 26,67% ý kiến đánh giá khá và 13,33% ý kiến đánh giá là trung bình tới phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về kỹ thuật có 26,67% ý kiến đánh giá có tác động tốt, có 63,33% ý kiến đánh giá khá và 10% ý kiến đánh giá là trung bình tới phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về cách thức làm ăn có 66,67% ý kiến đánh giá có tác động tốt, có 26,67% ý kiến đánh giá khá và 6,67% ý kiến đánh giá là trung bình tới phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về nhận thức có 46,66% ý kiến đánh giá có tác động tốt, có 6,67% ý kiến đánh giá khá và 46,67% ý kiến đánh giá là trung bình tới phát triển kinh tế hộ gia đình.
Nhƣ vậy, tác động của các dự án ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tới hộ nông dân đã dần rõ nét và có tác động tốt tới hiệu quả phát triển kinh tế.
c. Hiệu quả của các đề tài, dự án về chăn nuôi, thủy sản
Trong giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn huyện Bạch Thông đã triển khai hai dự án về lĩnh vực chăn nuôi thú y, thủy sản chiếm 7,14% nhƣ chăn nuôi bán thâm canh bò thịt và phát triển chăn nuôi trâu bò… đã góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi quản canh thả rông sang hình thức bán thâm canh nuôi nhốt.
- Hiệu quả tác động của các đề tài, dự án đến các hộ gia đình trực tiếp hƣởng lợi
BẢNG 2.14: HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG CHĂN NUÔI TỚI HỘ GIA ĐÌNH
ĐVT: %
Kinh tế Kỹ thuật Cách thức làm ăn Nhận thức
Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB 55, 0 38,3 3 6,6 7 51, 0 30,6 7 18,3 3 35, 0 46,6 7 18,3 3 30,3 3 47,6 7 22, 0 (Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu phỏng vấn)
Kết quả đánh giá tác động của các đề tài, dự án tới các hộ gia đình tiêu chí ảnh hƣởng từ các đề tài thì tiêu chí đƣợc ngƣời dân cho là có tác động tốt nhất là tiêu chí kinh tế chiếm 55% số lƣợng ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn tác động này, tiếp theo là tiêu chí tác động về kỹ thuật và cách thức làm ăn, cuối cùng là tiêu chí làm thay đổi nhận thức
của ngƣời dân. Điều này cho thấy, ngƣời dân rất quan tâm tới hiệu quả kinh tế của các đề tài, dự án khoa học công nghệ đƣợc chuyển giao.
- Hiệu quả tác động của các đề tài dự án đến thôn bản
BẢNG 2.15: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI THÔN BẢN