Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 35)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.5.4. Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Chúng ta biết rằng muốn xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nông nghiệp, nông thôn phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn vững bền, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, đời sống vật chất và tinh thần của của dân cƣ nông thôn đƣợc nâng cao, vì một nông thôn mới giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, hiện đại.

Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bƣớc xoá bỏ tình trạng thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ là xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng đất đai, khí hậu và kinh nghiệm truyền thống, cùng với quá trình thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra khối lƣợng hàng hoá lớn, đa dạng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục ngày càng phát triển là điều kiện vật chất rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn theo hƣớng đô thị hoá.

Chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cho phép sử dụng những công cụ và máy móc thiết bị thích hợp với quy trình sản xuất của các ngành ở nông thôn, vừa tăng năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng độ lao động, giải phóng lao động, thực hiện sự phân công lao động xã hội ở khu vực nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ cho phép áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thích hợp với từng vùng kinh tế sinh thái, cho phép tăng năng suất và sản lƣợng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ sinh học và phân bón, bảo vệ thực vật, về thú y, thức ăn gia súc cho phép tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và thay dần các loại thuốc hoá học độc hại với ngƣời và gia súc, bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một quá trình lâu dài và liên tục nhằm tiến tới một cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp, đồng thời tranh thủ đƣợc những thời cơ, thuận lợi mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại, từ đó lƣờng trƣớc đƣợc những nguy cơ, thách thức do quá trình chuyển dịch đem đến, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)