Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 59)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.1. Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai

Theo kết quả thông kê, kiểm kê đất đai của huyện Bạch Thông do phòng tài nguyên môi trƣờng công bố tính đến thời điểm năm 2010 là: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 54.649 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 92,53%, đất phi nông nghiệp chiếm 2,13%, đất chƣa sử dụng chiếm 5,34%. Cụ thể qua số liệu bảng chúng ta thấy hiện trạng sử dụng đất đai của huyện nhƣ sau:

Diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng tăng nhƣng không đáng kể năm 2010 là 50.565,05 ha tăng 9,01% so với năm 2009 (tức tăng 4.179,55 ha) và năm 2009 là 46.385,5 ha giảm 0,04% so với năm 2008 (tức giảm 20,64 ha), bình quân 3 năm tăng 4,485%.

- Đối với nhóm đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 có diện tích là 3.669,89 ha tăng 2,18% so với năm 2009 (tức tăng 78,23 ha) và năm 2009 là 3.591,66 ha không

tăng so với năm 2008. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (75,82% vào năm 2010) và diện tích đất này có xu hƣớng tăng qua các năm, bình quân 3 năm tăng 2,03%. Nguyên nhân tăng là do chuyển từ đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng và chủ yếu là chuyển từ đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi chƣa sử dụng. Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hƣớng giảm, bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 1,685%. Nguyên nhân của việc giảm này là do một phần diện tích đất này chuyển sang đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN 3 NĂM TỪ 2008 - 2010

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bạch Thông)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

DT CC(%) DT CC(%) DT CC(%) 09/08 10/09 BQ

Tổng diện tich đất tự nhiên Ha 54.649 100,00 54.649 100,00 54.649 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông nghiệp Ha 46.406,14 84,92 46.385,5 84,88 50.565,05 92,53 99,96 109,01 104,485 1 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 3.591,66 7,74 3.591,66 7,74 3.669,89 7,26 100,00 102,18 101,09 1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 2.673,29 74,43 2.690,41 74,91 2.782,41 75,82 100,64 103,42 102,03 1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 918,37 25,57 901,25 25,09 887,48 24,18 98,16 98,47 98,315 2 Đất lâm nghiệp Ha 42.689,48 91,99 42.693,84 92,04 46.794,52 92,54 100,01 109,60 104,805

3 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 125 0,27 100 0,22 99,14 0,20 80,00 99,14 89,57

II Đất phi nông nghiệp Ha 1.100,35 2,01 1.120,98 2,05 1.166,70 2,13 101,87 104,08 102,975 1 Đất chuyên dùng Ha 478,76 43,51 479.88 42,81 487,44 41,78 100,23 101,58 100,905

2 Đất ở Ha 163,7 14,88 173,56 15,48 175,49 15,04 106,02 101,11 103,565

3 Đất phi nông nghiệp khác Ha 457,89 41,61 467,54 41,71 503,77 43,18 102,11 107,75 104,93 III Đất chƣa sử dụng Ha 7.142,51 13,06 7.142,52 13,07 2.917,25 5,34 100,00 40,84 70,42

- Bạch Thông với đặc thù là huyện miền núi rất phù hợp cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp, toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 46.794,52 ha, chiếm 92,54% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. So với năm 2009 (42.693,84 ha) diện tích lâm nghiệp tăng 9,60% (tức tăng 4.100,68 ha). Năm 2009 tăng 0,01% so với năm 2008 (tức tăng 4,36 ha). Bình quân 3 năm diện tích đất lâm nghiệp tăng 4,805%, nguyên nhân đất lâm nghiệp tăng là do một phần chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng, đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất núi đá không có rừng cây.

- Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản có xu hƣớng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 10,43%. Nguyên nhân giảm là do một phần chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.

- Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng, bình quân 3 năm tăng 2,975%, từng loại đất phi nông nghiệp có sự biến động nhƣ sau:

+ Đối với đất ở: Năm 2010 có diện tích là 175,49 ha so với năm 2009 (17.173,56 ha) tăng 1,11% (tức tăng 1,93 ha) và năm 2009 tăng 6,02% so với năm 2008 (tức tăng 9,86 ha), bình quân 3 năm diện tích đất ở tăng 3,565%. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất có mục đích công cộng và đất chƣa sử dụng.

+ Diện tích đất chuyên dùng năm 2010 là 487,44 ha so với năm 2009 (479,88 ha) tăng 1,58% và năm 2009 tăng 0,23% so với năm 2008, bình quân 3 năm diện tích đất chuyên dùng tăng 0,905%. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất có mục đích công cộng và đất chƣa sử dụng.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng năm 2010 là 503,77 ha tăng 7,75% so với năm 2009. Năm 2009 tăng 2,11% so với năm 2008, bình quân 3 năm diện tích đất phi nông nghiệp khác tăng 4,93%.

- Diện tích đất chƣa sử dụng có xu hƣớng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 29,58%. Nguyên nhân giảm do một phần diện tích đất chƣa sử dụng chuyển sang đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đặc biệt trƣớc đây diện tích đất còn có đất bỏ hoang chƣa đƣợc canh tác, hiện nay đƣợc sự chỉ đạo và đầu tƣ của UBND tỉnh, huyện cả

về vốn, kỹ thuật chăm sóc đã đƣa các giống cây trồng và vật nuôi, hỗ trợ làm trang trại trồng cây ăn quả cây công nghiệp kết hợp với giống vật nuôi cho năng suất đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời dân.

- Tóm lại, Bạch Thông là huyện có diện tích đất đai tƣơng đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 92,53% năm 2010. Đây là điều kiện thuận lợi của huyện trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm gần 80% tổng diện tích, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vƣờn đồi, vƣờn rừng phát triển nhằm góp phần từng bƣớc làm cho bức tranh kinh tế toàn huyện ngày một thêm khởi sắc và cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là nông lâm nghiệp vẫn chƣa phát huy hết đƣợc tiềm năng về đất đai vốn có của huyện. Để khắc phục tình trạng này, nhằm khai thác tốt hơn diện tích đất đai thì chính quyền và nhân dân toàn huyện cần có biện pháp kinh tế kỹ thuật tác động thích hợp hơn nữa. Bạch Thông cần đƣa nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ các loại cây trồng, con vật nuôi giống mới, áp dụng biện pháp thâm canh tăng vụ, cải tạo đất trên toàn huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)