Chuyển giao công nghệ tiến bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 41)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.6.4 Chuyển giao công nghệ tiến bộ

Theo Luật chuyển giao công nghệ [29, điều 3]: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Có thể hiểu khái niệm chuyển giao công nghệ một cách rộng hơn, đó là quá trình đƣa công nghệ từ một môi trƣờng này sang một môi trƣờng khác bằng mọi hình thức khác nhau để sản xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ và cho các mục đích khác. Cách hiểu này sẽ rộng hơn cách hiểu cho rằng chuyển giao công nghệ thực chất chỉ là việc mua bán công nghệ. Chuyển giao công nghệ có thể là hoạt động có thanh toán (thƣơng mại), hoặc không thanh toán (phi thƣơng mại). Hoạt động chuyển giao công nghệ có thanh toán (thƣơng mại) ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế.

Theo Luật chuyển giao công nghệ [29, điều 18], phƣơng thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Cử chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đƣa công nghệ vào sản xuất với chất lƣợng công nghệ và chất lƣợng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến bộ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Có hai cách chuyển giao: Chuyển giao dọc: Từ khu vực nghiên cứu và triển khai vào khu vực sử dụng. Chuyển giao dọc có ƣu điểm là mang đến cho ngƣời sản xuất một công nghệ hoàn toàn mới, nhƣng phải chấp nhận một độ rủi ro nhất định.

Chuyển giao ngang: Công nghệ đƣợc chuyển giao là công nghệ đã đƣợc làm chủ

và đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh. Chuyển giao ngang có ƣu điểm là độ tin cậy cao, không có mạo hiểm nhƣng bên nhận công nghệ phải chấp nhận một công nghệ “dưới tầm” của ngƣời khác.

Có ba ph ương thức chuyển giao công nghệ : Một là , Chuyển giao công nghệ không kèm theo hợp đồng, đây là trƣờng hợp công nghệ chuyển giao không đòi hòi giấy phép về quyền sử dụng. Do đó không có bất cứ ràng buộc chính thức nào về mặt pháp lý giữa các bên. Hai là, Chuyển giao có kèm theo hợp đồng. Chuyển giao công nghệ có kèm theo những ràng buộc về pháp lý. Ba là, Chuyển giao công nghệ kèm theo phối hợp đầu tƣ vốn. Bên giao công nghệ cùng phối hợp đầu tƣ với bên nhận công nghệ, liên doanh đầu tƣ sản xuất giƣ̃a hai bên

Có 4 mức độ chuyển giao công nghệ: (1) Trao kiến thức: Việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt, hƣớng dẫn, huấn luyện, tƣ vấn. (2) Trao chìa khoá:

Bên chuyển giao công nghệ hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, hƣớng dẫn quy trình, công thức, bí quyết cho đến khi hoàn tất toàn bộ cơ sở sản xuất và trao chìa khoá cho bên nhận công nghệ. (3) Trao sản phẩm: Bên nhận công nghệ muốn ràng buộc trách nhiệm sâu hơn của bên chuyển giao công nghệ, muốn kéo dài trách nhiệm của bên giao công nghệ cho đến khi sản xuất thành công một số loạt sản phẩm. Đó là lý do làm cho việc chuyển giao công nghệ đến giai đoạn “trao sản

phẩm” trở nên một hình thức phổ biến. (4) Trao thị trường: Bên chuyển giao công nghệ có trách nhiệm, bàn giao một khu vực thị trƣờng mà sản phẩm của bên giao công nghệ đang có địa vị khả quan. Hình thức trao thị trƣờng trong chuyển giao công nghệ đang ngày càng hấp dẫn bên nhận công nghệ. Đây là lý do dẫn đến sự phát triển phƣơng thức chuyển giao công nghệ có kèm theo đầu tƣ vốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)