Chi tiêu chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 38 - 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.4.1. Chi tiêu chung

Doanh số cho vay

a) Doanh số cho vay bq 1 khách hàng =

Tổng số khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của mỗi khách hàng. Số tiền càng cao chứng tỏ tăng trưởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng lên.

Doanh số thu nợ

b) Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bq 1 khách hàng

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động tín dụng. Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra được sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên nếu số vòng quay tăng quá

nhanh có thể là do biểu hiện của sự giảm số dư nợ trong kỳ, điều này là không tốt vì giảm dư nợ dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.

Dư nợ trung, dài hạn hộ sản xuất

c) Tỷ trọng vốn vay trung dài hạn =

Tổng dự nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như việc cơ cấu nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ảnh hưởng mức độ rủi ro và khả năng tự phòng ngừa của Ngân hàng. Theo đánh giá tỷ trọng này là 30% hợp lý, tuy vậy nó có thể cao hoặc thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn tại địa phương cũng như tín dụng của từng Ngân hàng. Nếu vượt quá tỷ trọng cho phép mà không huy động được nguồn vốn tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng.

Dư nợ cho vay

d) Hiệu suất sử dụng vốn = x 100% Nguồn vốn huy động

Các Ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn.

Dư nợ cho vay

đ) Tỷ lệ thu nợ = x 100%

Doanh số cho vay

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý tín dụng Ngân hàng: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của TDNH. Nếu doanh số cho vay ra cao mà không thu được nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu.

Dư nợ xấu

e) Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý tín dụng: Chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng ngày càng giảm và ngược lại. Vì vậy chỉ số này càng thấp càng tốt, nó chứng tỏ hoạt động TDNH đối với hộ sản xuất có hiệu quả cao. Hoạt động TDNH chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn đúng thời hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý, liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ xấu luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho từng giai đoạn tiếp theo.

Nợ khó đòi chưa thu được

g) Tỷ lệ khó đòi = x 100%

Tổng nợ khó đòi

Tỷ lệ này ở mức độ cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao, dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

Lợi nhuận thuần

h) Doanh lợi doanh thu = x 100%

Doanh thu thuần

Ngoài những chỉ tiêu định hướng trên, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét hiệu quả công tác quản lý tín dụng. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt, nó phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Qua đó thấy được tình hình quản lý chi phí của Ngân hàng.

Lợi nhuận

i) Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra nó còn phản ánh tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu khác nhơ mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế, mức độ tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, mức độ tiết kiệm chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng…

Như vậy, công tác quả lý tín dụng đối với hộ sản xuất là một chỉ tiêu tổng hợp được xác định qua nhiều yếu tố, nó là kết quả của một quá trình kết hợp giữa những người trong cùng tổ chức với nhau vì một mục đích chung là cùng tồn tại va phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)