4. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng
Tín dụng Ngân hàng là hoạt động quan trọng đối với mỗi ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Đối với Ngân hàng, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động mang lại phần thu nhập lớn cho Ngân hàng do đó đánh giá đúng hiệu quả công tác quản lý tín dụng sẽ giúp các Ngân hàng, các ngành có liên quan đưa ra được các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra và là mục tiêu lợi nhuận của bản thân Ngân hàng, hiệu quả công tác quản lý tín dụng của Ngân hàng được thể hiện trên các mặt sau:
- Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trước tiên được thể hiện trong các chỉ tiêu kinh tế xã hội nói chung của một số quốc gia. Tín dụng Ngân hàng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế khi nó làm tăng tổng sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm lạm phát, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế tín dụng ngân hàng thực sự có hiệu
quả khi nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Mức độ lợi nhuận mà Ngân hàng thu được, bởi sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng phụ thuộc lớn vào khả năng mở rộng đầu tư, cụ thể là hoạt động ngân hàng có tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi, có thực hiện cho vay nhiều, sử dụng vốn có hiệu quả thì mới tồn tại và đứng vững được. Đối với các ngân hàng, hiệu quả tín dụng được thể hiện cụ thể nhất, dễ nhận ra nhất đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng có được. Một ngân hàng được coi là có hiệu quả cao nếu có mức lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước.
Mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu trong cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng thương mại là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập cho nên việc đảm bảo an toàn tín dụng là rất quan trọng. Hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào khả nang thu hồi an toàn của mỗi đồng vốn bỏ ra theo đúng kỳ hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Để quản trị rủi ro, các ngân hàng thương mại phải chấp hành đầy đủ các quy định, quy chế về an toàn tín dụng do ngân hàng Nhà nước ban hành, thẩm định cẩn thận trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay, lập quỹ dự phòng rủi ro…