Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 62 - 104)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.2.1.Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh

NHNo huyện Đại Từ là đơn vị hoạch toán phục thuộc và nhận khoán tài chính với NHNo tỉnh Thái Nguyên.Vốn điều lệ và các quỹ tập trung tại NHNo Việt Nam quản lý, với chức năng kinh doanh và phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, NHNo &PTNT huyện Đại Từ đã khai thác mọi nguồn vốn và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường tài sản sinh lời đồng thời thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Bảng 3.1: Hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT huyện Đại Từ giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kế hoạch (Trđ) Thực hiện (Trđ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Kế hoạch (Trđ) Thực hiện (Trđ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Kế hoạch (Trđ) Thực hiện (Trđ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 1. Nguồn vốn 352.500 375.733 106,6 467.600 419.763 89,8 474.000 454.766 95,9 Trong đó: + Nội tệ 337.000 357.119 105,9 444.000 394.255 87,7 454.000 435.094 95,6 + Ngoại tệ quy đổi 15.500 18.614 120 23.600 25.508 98,4 20.000 19.672 98,4

2. Dƣ nợ 246.200 246.265 100 320.300 320.300 100 397.300 397.375 100

Trong đó:

+ Nội tệ 246.200 246.265 100 320.300 320.300 100 397.300 397.375 100

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Từ năm 2009-2011) 3.2.2.2. Hoạt động huy động vốn

NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. NHNo&PTNT luôn là đơn vị đi đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn hiện nay, có tỷ trọng cơ bản trong khối lượng tín dụng hoạt động trong nông thôn. Đối với phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện §¹i Tõ thì địa bàn nông thôn vẫn là chủ yếu và được thể hiện khá rõ nét ở tình hình huy động vốn theo các thành phần kinh tế:

- Phương pháp huy động vốn:

Xác định rõ chức năng Ngân hàng thương mại là: “ Đi vay để cho vay", do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn : Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế …, với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng,...Trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã áp dụng nhiều hình thức như : tiết kiệm bậc thang với cách tính lãi linh hoạt, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng.... được khách hàng nhiệt tình hưởng ứng. Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng các hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tuỳ theo giá trị khoản tiền gửi vào Ngân hàng, tổ chức hội nghị khách hàng để tri ân khách hàng đã sử dụng dịch vụ của NHNo, khen thưởng và tuyên dương các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng ...

Với màng lưới đồng đều rộng khắp với 01 trụ sở chính, 04 phòng giao dịch trực thuộc trực thuộc và các tổ cho vay lưu động, các tổ chức hội, các tổ làm đại lý dịch vụ cho Ngân hàng xuống tận thôn xóm để cho vay và huy động vốn, cho vay, thu nợ , lãi…

Trong những năm qua NHNo huyện Đại Từ luôn là một trong những huyện có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương.

Vốn đầu tư cho nông nghiệp được huy động từ 2 nguồn: nguồn trong nước và nguồn nước ngoài trong đó vốn trong nước có tính chất quyết định, vốn nước ngoài có vị trí quan trọng.

Việc tăng nguồn vốn là một điều đáng mừng nhưng cần phải tính đến sự ổn định của nguồn vốn. Căn cứ vào tính ổn định, cơ cấu nguồn vốn để các ngân hàng thương mại có chiến lược kinh doanh thích hợp. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2009-2011

Năm Chỉ tiêu 2009 (Trđ) 2010 (Trđ) 2011 (Trđ)

Năm 2011 tăng, giảm so với năm

Năm 2009 Năm 2010 Số tuyệt đối(Trđ) % Số tuyệt đối(Trđ) % I. Phân theo TPKT 375.733 419.763 454.766 +79.033 +21 +35.003 +8,33 1. TG TCKT 22.049 23.730 25.122 3.073 +13.9 +1,392 +5.8 2. TG dân cư 353.684 396.033 429.664 75.980 21.48 33.631 8.49 II.Phân theo thời hạn 375.733 419.763 454.766 +79.033 +21 +35.003 +8,33

1. TG không KH 22.417 24.385 24.795 +2.378 +10.6 +410 +1.7

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Từ năm 2009-2011)

Theo bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng lên tương đối: năm 2011 tăng so với năm 2009 là 79.033 triệu đồng tương ứng tăng 21%; năm 2011 tăng so với năm 2010 là 35.003 triệu đồng tương ứng tăng 8,33%. Nguồn vốn hàng năm tăng lên đáng kể đã đảm bảo có vốn chủ động trong kinh doanh tiền tệ và thanh toán cho nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng tạo được niềm tin với khách hàng nên số lượng tiền gửi qua các năm tăng lên rõ rệt, tuy nhiên số lượng tiền gửi ngoại tệ quy đổi còn thấp, chỉ khoảng trên 650 ngàn USD/năm. Tiền gửi qua các năm tăng chủ yếu là tiền gửi từ dân cư và có thời hạn dưới 12 tháng.

Việc tăng nguồn vốn là một điều đáng mừng nhưng cần phải tính đến sự ổn định của nguồn vốn. Căn cứ vào tính ổn định, cơ cấu nguồn vốn để các ngân hàng thương mại có chiến lược kinh doanh thích hợp. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2009-2011 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) I. Phân theo TPKT 375.733 100,0 419.763 100,0 454.766 100,0 1. Tiền gửi TCKT 22.049 5,87 23.730 5,65 25.122 5,52 2. Tiền gửi dân cư 353.684 94,13 396.033 94,35 429.664 94,48

II.Phân theo thời hạn 375.733 100,0 419.763 100,0 454.766 100,0

1. Tiền gửi không kỳ hạn 22.417 5,97 24.385 5,81 24.795 5,45 2. TG có KH <12 tháng 289.637 77,09 348.654 83,06 393.020 86,42

3. TG có KH ≥12 tháng 63.679 16,94 46.724 11,13 36.951 8,13

TG: Tiền gửi; KH: kỳ hạn; TCKT: Tổ chức kinh tế

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Từ năm 2009-2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 77%, phần lớn khách hàng gửi tiền đều có tâm lý không ổn định do trong những năm qua lãi suất tiền gửi ngân hàng luôn biến động. Vì vậy, cũng như những người dân ở các khu vực khác, người dân Đại Từ thay vì gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng bằng những thời hạn ngắn hơn để có thể kịp thời chuyển đổi kỳ hạn khi lãi suất thay đổi, đây cũng là điểm thuận lợi cho hoạt động của NHNo&PTNT Đại Từ, tránh rủi ro lãi suất.

3.2.2.3. Hoạt động tín dụng

a) Đặc điểm hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện Đại từ.

Nói đến tình hình sử dụng vốn tín dụng cần phải đứng trên hai góc độ, đó là người cung ứng tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng. Nếu người cung vốn tín dụng không theo yêu cầu, không theo kịp thời gian và không đúng quy trình thì cũng ảnh hưởng đến người sử dụng vốn tín dụng, vốn tín dụng sử dụng sẽ không hiệu quả. Ngược lại, nếu cung ứng tín dụng đầy đủ mà người sử dụng vốn tín dụng không tốt, không sử dụng đúng mục đích thì sẽ xảy ra hiện tượng không thu hồi được vốn.

Ngân hàng căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để có quyết định cho vay phù hợp. Việc tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng và phù hợp với từng loại cây con, ngành nghề phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là xu hướng hợp lý cần được tiếp tục phát huy để có thể phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.4: Kết cấu dƣ nợ giai đoạn 2009-2011 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ 246.265 100 320.300 100 397.375 100 1. Ngắn hạn 196.932 79,97 259.056 80, 88 323.981 81,53 2. Trung hạn 49.333 20,03 61.244 19,12 73.394 18,47 3. Dài hạn 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại từ năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho nông thôn đã tăng dần lên qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện Đại Từ

Khi chia dư nợ theo các ngành sản xuất ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của ngân hàng theo từng thành phần kinh tế. Qua đó ta có thể thấy được mức độ đầu tư cho từng ngành, xu hướng đầu tư trong tương lai để phát triển các ngành trong nông thôn. Vì vậy cần phải nghiên cứu dư nợ theo các ngành sản xuất để thấy được sự đầu tư đó đã hợp lý chưa, trong tương lai cần đầu tư như thế nào cho hợp lý. Có thể xem xét qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2009-2011

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ 246.265 100 320.300 100 397.375 100 1. Nông nghiệp 138.795 56, 36 143.584 44, 83 168.419 42, 38 2. Thương nghiệp, dịch vụ 84.075 34, 14 150.327 46, 93 195.180 49,12 3. Ngành khác 23.395 9, 50 26.389 8, 24 33.776 8,50

Dư nợ của ngân hàng Đại Từ chủ yếu là cho vay ngắn hạn, luôn đạt trên dưới 80%, dư nợ ngắn hạn cao vì vậy khách hàng sử dụng vốn vay quay vòng tương đối nhanh. Trong những năm qua tại ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ không đầu tư dự án dài hạn nào vì vậy tỷ lệ cho vay trung dài hạn bằng 0. Tỷ lệ cho vay trung hạn tương đối ổn định, luôn ở mức trên dưới 20%. Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn cũng diễn ra khá rõ nét. Thương nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ qua tỷ lệ cho vay ngành thương mại dịch vụ liên tục tăng, dư nợ cho vay ngành này cũng tăng trưởng liên tục.

b) Các loại hình tín dụng

Bảng 3.6: Kết quả dƣ nợ của hộ và cá nhân giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng giảm (%)

2009 (Trđ) 2010 (Trđ) 2011 (Trđ) 11/09 11/10 10/09 Tổng dƣ nợ 246.265 320.300 397.375 +4,06 +61,36 +30,06 Dư nợ hộ, cá nhân 182.017 213.825 244.793 +,48 +34,49 +17,48 Số hộ có dư nợ 7.794 6.681 5.56 -21,33 -32,56 -14,28 Bình quân dư nợ 1 hộ, cá nhân 23,35 32 46,57 +45,52 +99,43 +37,05

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Từ năm 2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được cơ cấu nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho các ngành ít có sự thay đổi do chủ yếu khách hàng của ngân hàng là các hộ nông dân sản xuất, thương nghiệp- dịch vụ, món vay nhỏ: thời điểm 31/12/2009 số hộ còn dư nợ: 7.794, dư nợ bình quân/1hộ 23,35 triệu đồng; năm 2010 và 2011, dư nợ bình quân/1hộ có phần tăng lên đáng kể lần lượt là 32 triệu và 46,57 triệu đồng. Tuy nhiên số hộ vay lại giảm đi đáng kể do một số không có nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp hoặc vay được vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Ngân hàng rất chú trong đầu tư phát triển nông nghiệp để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển mang lại thu nhập cao cho hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát huy thế mạnh của huyện Đại Từ là phát triển chăn nuôi (lợn, gà, đại gia

súc…), trồng trọt (rau, hoa, lương thực và đặc biệt là cây chè...) cung cấp cho thị trường Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.... Trong ngành nông nghiệp thì ngân hàng chủ yếu cho vay ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn ngành thuỷ sản mấy năm gần đây đã khá phát triển nhưng còn hạn chế về quy mô và nhỏ lẻ. Về ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống chủ yếu là các hộ vay làm dịch vụ tập trung ở trung tâm huyện, xã và ven quốc lộ 37. Bên cạnh đó ngân hàng cũng giải quyết cho vay tới các cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan và trường học đóng trên địa bàn huyện.

c) Tình hình cho vay - thu nợ - dư nợ

Nói đến tình hình sử dụng vốn cho vay của ngân hàng một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chúng ta cần xem xét tình hình thu nợ của NHNo&PTNT Đại Từ và mối quan hệ với dư nợ vốn vay bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối tượng thành phần kinh tế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân, dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm trên 60% ngoài ra là các doanh nghiêp và được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Cơ cấu cho vay -thu nợ - dƣ nợ các thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 (Trđ) Năm 2010 (Trđ) Năm 2011 (Trđ)

Năm 2011 tăng giảm so với năm

Năm 2009 Năm 2010

Số tiền

(Trđ)  % Số tiền (Trđ)  %

I- Doanh số cho vay 450.098 490.805 630.403 180.305 40,06 139.598 28,44

1- Doanh nghiệp 147.955 159.951 278.115 130.160 87,97 118.164 73,88 2- Hộ, cá nhân 302.143 330.854 352.288 50.145 16,60 21.434 6,48

II- Doanh số thu nợ 395.256 416.770 553.328 158.072 39,99 136.558 32,77

1- Doanh nghiệp 129.879 117.724 232.008 102.129 78,63 114.284 97,08 2- Hộ, cá nhân 265.377 299.046 321.320 55.943 21,08 22.274 7,45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III- Dƣ nợ 246.265 320.300 397.375 151.110 61,36 77.075 24,06

1- Doanh nghiệp 64.248 106.475 152.582 88.334 137,49 46.107 43,30 2- Hộ, cá nhân 182.017 213.825 244.793 62.776 34,49 30.968 14,48

Nếu cho vay nhiều mà thu nợ chậm hay dư nợ tăng trưởng “nóng”, nhất là nợ quá hạn cao thì ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải phân tích tình hình cho vay, thu nợ của ngân một cách cẩn trọng. Qua phân tích bảng số liệu sau cho thấy được mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tình hình thu nợ của ngân hàng:

Bảng 3.8: Tình hình cho vay – thu nợ - dƣ nợ giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Doanh số cho vay 450.098 490.805 630.403

Doanh số thu nợ 395.256 416.770 553.328

Dư nợ 246.265 320.300 397.375

Tỷ lệ thu nợ/Doanh số cho vay (%) 87,82 84,92 87,77

Tỷ lệ dư nợ/Doanh số cho vay (%) 54,71 65,26 63,04

(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Từ năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng có doanh số thu nợ thường thấp hơn doanh số cho vay, Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng, tuy nhiên doanh số cho vay luôn tăng lớn hơn doanh số thu nợ vì vậy dư nợ trong các năm qua luôn tăng trưởng tương đương chênh lệch doanh số cho vay với doanh số thu nợ.

3.2.2.4.Những hoạt động khác của NHNo&PTNT huyện Đại Từ

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay NHNo&PTNT Đại Từ còn thực hiện các hoạt động khác đó là:

- Dịch vụ chuyển tiền điện tử, kinh doanh ngoại tệ: Nhằm mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh khác tạo nguồn thu nhập dịch vụ và vị thế của Ngân hàng trên thị trường. Thực hiện mục tiêu mở rộng kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.

Thực hiện có kết quả nghiệp vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 62 - 104)