4. Kết cấu của luận văn
3.1.2.1. Thuận lợi
Trong thời gian qua Ngân hàng đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đại Từ cụ thể là : Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015, là năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, năm đầu thực hiện NQ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 18, Nghị quyết Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ 22, kinh tế trên địa bàn huyện có bước phát triển tích cực, cơ sở hạ tầng tiếp tục được tăng cường, lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên tạo đà cho việc thực hiện các mực tiêu kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,4%/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn biến mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu đi vào sản xuất hàng hóa , mở rộng làng nghề các tụ điểm kinh tế và dịch vụ ở nông thôn bước đầu được phục hồi và phát triển , góp phần làm chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn, có lợi thế xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp , ngành nghề, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , thâm canh tăng vụ chuyển biến mạnh các mô hình trồng chè , trồng cây nguyên liệu , cây ăn quả , cây dược liệu, lúa, màu, ao hồ và những cây , con có giá tr ị cao giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động , ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nông
nghiệp. Quan hệ sản xuất được đổi mới theo hướng xây dựng nền công nghiệp hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia , kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường, an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội được đảm bảo , môi trường sinh thái được cải thiện một bước góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện.
Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ 22 nhiệm kì 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu: Năm 2015 sẽ đưa Đại Từ thành thị xã công nghiệp tuy nhiên không đánh giá thấp vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Với chức năng của mình NHNo &PTNT Đại Từ xây dựng chương trình hành động cho từng giai đoạn cụ thể để tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài để cho vay phát triển kinh tế theo mục tiêu đại hội đã đề ra.
Đời sống nhân dân ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được rữ vững đã tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp khá mạnh tay, kiên quyết đối với các vi phạm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là với các biểu hiện vượt trần trong lĩnh vực cạnh tranh huy động vốn, đồng thời vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ đối với khu vự Nông nghiệp - Nông thôn.
NHNo&PTNT huyện có mạng lư ới rộng khắp với một ngân hàng trung tâm và 4 phòng giao dịch trực thuộc nằm ở những vùng kinh tế trọng điểm của huyện nhằm rút ngắn khoảng cách không gian giữa Ngân hàng với khách hàng nhất là đối với những vùng xa , bà con nông dân kh ó có điều kiện đi lại giao dịch nơi trung tâm huyện lỵ. Là những cánh tay dài của NHNo &PTNT vươn tới dân ở gần dân và phục vụ được nhiều nhất cho nhân dân . Mô hình tổ chức của NHNo &PTNT huyện Đại Từ gồm: Ban giám đốc Ngân hàng huyện, với hai phòng nghiệp vụ là phòng kế toán ngân quỹ và phòng tín dụng tại trung tâm vừa làm nhiệm vụ quản trị điều hành chung vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trực tiếp trên địa bàn 8 xã và 01 thị trấn. Bốn phòng giao dịch còn lại là: Phòng giao dịch Cù Vân là cửa ngõ của địa bàn huyện với địa bàn quản lý gồm 05 xã, Phòng giao dịch Ký Phú năm ở phía Nam của huyện với địa bà quản lý gồm 05 xã và 01 thị trấn, Phòng Giao dịch Phú Xuyên
năm trên tuyến Quốc lộ 37 với địa bàn quản lý 09 xã, Phòng giao dịch Yên Lãng năm ở phía Tây Bắc của huyện giáp với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang với địa bàn quản lý gồm 02 xã.