Kết quả cho vay, thu nợ hộ sản xuất tại NHNo Đại Từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 74 - 76)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Kết quả cho vay, thu nợ hộ sản xuất tại NHNo Đại Từ

Trong những năm qua NHNo Đại Từ hoạt động kinh doanh đã đạt được một số kết quả nhất định, cho vay kinh tế hộ đã góp phần thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, số hộ nghèo được cải thiện đáng kể. Năm 2008 số hộ nghèo trên toàn huyện là 5.989 hộ, năm 2009 giảm xuống còn 5.051 hộ, năm 2010 giảm xuống còn 3.337 hộ, năm 2011 số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 5.972 thì đến

năm 2012 giảm xuống còn 4.549 hộ, nhiều hộ sản xuất đã vươn lên làm giàu, vì vậy có thể nói cho vay hộ sản xuất kinh doanh có tác động lớn đến phát triển đời sống kinh tế - xã hội trong huyện.

Qua kết quả cung ứng nhu cầu vốn SXKD và nhu cầu sinh hoạt, đã làm tăng thu nhập của các hộ gia đình, đầu tư khoa học kỹ thuật vào đời sống, làm cho các thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá phong phú hơn đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, phát triển thêm ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Bước đầu tạo sự chuyển dịch cơ cấu các ngành trong hoạt động kinh tế địa phương, đáp ứng nhiệm vụ CNH - HĐH đất nước. Với xu thế hoà nhập với nền kinh tế Quốc tế và các nước trên thế giới.

* Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất.

Hoạt động cho vay, thu nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng. Đối với cho vay hộ sản xuất kinh doanh vấn đề này cần được quan tâm hơn, bởi vì cho vay hộ sản xuất món vay thường nhỏ lẻ, số lượng khách hàng nhiều, địa bàn rộng không tập chung hộ vay. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế cả về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm. Nên việc thu nợ gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân khác nhau.

* Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đại Từ trong 3 năm qua như sau:

Bảng 3.12: Kết quả cho vay thu nợ hộ sản xuất giai đoạn 2009-2011

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Số tiền

(Trđ) trọng Tỷ Số tiền (Trđ) trọng Tỷ Số tiền (Trđ) trọng Tỷ

-Doanh số cho vay HSXKD 302.143 100 330.854 100 352.288 100

+ Cho vay Ngắn hạn 254.502 84 280.828 85 299.416 85 + Cho vay Trung-Dài hạn 47.641 16 50.026 15 52.872 15

-Doanh số thu nợ HSXKD 265.377 100 299.046 100 321.320 100 + Thu nợ Ngắn hạn 221.513 83 256.915 86 276.614 86 + Thu nợ Trung-Dài hạn 43.864 17 42.131 14 44.706 14 - Dƣ nợ HSXKD 182.017 100 213.825 100 244.793 100 - Dư nợ ngắn hạn 136.493 75 160.406 183.208 75 - Dư nợ Trung-Dài hạn 45.524 25 53.419 61.585 25

Theo dõi bảng 2.12 ta thấy rằng Doanh số cho vay năm 2011 đạt 352.288 triệu, tăng so với năm 2009: 50.145 triệu, tỷ lệ tăng 16,6% và tăng so với năm 2010 là 21.434 triệu, tỷ lệ tăng 6,48%. Trong đó tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 giảm hơn năm 2009 là 1= %, và bằng tỷ trọng năm 2010. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất đã được mở rộng và tương đối đồng đều. Nhất là từ sau khi có quyết định 67/CP ngày 30/03/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ đã được Ngân hàng Đại Từ triển khai rộng rãi đến các hộ nông dân và được nhân dân chấp nhận. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện của người nông dân làm nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên tính đến 31/12/2011 số hộ còn dư nợ Ngân hàng là 5.256 hộ, chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng số hộ trên toàn huyện.

Trong thời gian tới ngoài việc mở rộng cho vay đến hộ sản xuất kinh doanh, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX , chi nhánh còn tăng cường đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế của huyện như dự án phát triển cây chè, dự án thuỷ sản, dự án chăn nuôi lợn, nuôi bò, cho vay kinh tế trang trại...

Xét về cho vay ta nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn có tăng dần từng năm nhưng tăng với mức độ bình thường, doanh số cho vay trung, dài hạn cũng tăng nhưng không đồng đều.

3.4. Đánh giá công tác quản lý tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)