Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 105)

4.1.5.1. Cơ sở lưu trú

- Nâng cao chất lƣợng cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú ở khu vực Vịnh Hạ Long một cách có kiểm soát theo hƣớng nâng cao tiêu chuẩn và chất lƣợng hệ thống cơ sở lƣu trú đã có, hạn chế phát triển thêm cơ sở lƣu trú.

- Ƣu tiên phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú ở những địa bàn mới có tiềm năng nghỉ dƣỡng nhƣ đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực, Cái Chiên, Hà Nam - Yên Hƣng, khu vực hồ Yên Trung - Uông Bí và các khu du lịch sinh thái huyện Đông Triều, Hoành Bồ...

4.1.5.2. Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch

- Nâng cao chất lƣợng hệ thống phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là phƣơng tiện vận chuyển công cộng từ thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái đi các khu vực có tiềm năng du lịch.

- Hạn chế việc gia tăng số lƣợng tầu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và vấn đề an toàn trên hệ thống tầu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long.

4.1.5.3. Cơ sở vui chơi giải trí và thể thao

- Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí cao cấp ở không gian phía đông ( Vân Đồn - Bái Tử Long) và không gian phía đông bắc ( Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực).

- Phát triển thể thao nƣớc cao cấp ( đua thuyền, tầu lƣợn...) ở không gian phía đông ( Vân Đồn - Bái Tử Long) và không gian phía đông bắc ( Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực).

- Phát triển cơ sở vui chơi giải trí đặc biệt ( Casino) tại khu vực Vân Đồn - Bái Tử Long và khu vực Móng Cái - Trà Cổ.

- Hệ thống sân golf đã đƣợc duyệt bao gồm: Sân golf Vĩnh Thuận; Sân golf Ao Tiên; Sân golf Yên Lập; Sân golf Tuần Châu; đề nghị thêm Sân golf Đông Triều và Sân golf Cô Tô.

4.2. Các giải pháp

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã cho chúng ta thấy sự quản lý và điều tiết của nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh tế có vai trò hết sức quan trọng.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Chức năng quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đƣợc tách bạch với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là sự chuyển hƣớng hết sức đúng đắn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đáp ứng với yêu cầu hội nhập của thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc trong đó có các doanh nghiệp lữ hành.

Tuy nhiên, các hoạt động quản lý của nhà nƣớc chƣa đƣợc thiết lập một cách đầy đủ, đồng bộ; nhiều nơi nhiều lĩnh vực bị buông lỏng quản lý; hiệu lực quản lý chƣa cao dẫn đến tình trạng lộn xộn, phát triển không theo định hƣớng của nhà nƣớc.

Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh là một biểu hiện của tình trạng trên. Do đó việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh là yêu cầu bắt buộc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung phát triển nhanh theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc.

Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để tăng cƣờng công tác quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đối với hoạt động kinh doanh lữ hành cần thực hiện những giải pháp sau đây.

4.2.1. Giải pháp về cơ chế quản lý

Hoạt động kinh doanh lữ hành là loại hình có tốc độ phát triển nhanh và thƣờng xuyên biến động. Do đó, việc quản lý cần phải đƣợc chuyên sâu và có những tác động kịp thời. Với cơ chế hiện nay, vai trò của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ mới ở mức độ hạn chế, hiệu lực quản lý chƣa cao. Vì vậy, cần tạo lập một cơ chế hợp lý, tạo điều kiện cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động trong việc triển khai các hoạt động quản lý đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Trên cơ sở luật pháp đã ban hành, các tiêu chuẩn áp dụng cho hoạt động kinh doanh lữ hành và quy hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có quyền chủ động trong việc xét, cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành và thẻ hƣớng dẫn viên. Căn cứ vào chiến lƣợc và kế hoạch phát triển du lịch và lữ hành, UBND tỉnh cần xét cấp kinh phí và giao quyền chủ động cho Sở trong việc sử dụng kinh phí theo đúng các quy định của nhà nƣớc để Sở có thể chủ động triển khai các hoạt động đối ngoại, xúc tiến , quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực. Cần sớm ban hành những chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lữ hành.

Tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng một quy chế chi tiết, chặt chẽ về việc phối hợp giữa các ngành trong quản lý và hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó cần giao thêm quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phối hợp giữa các ngành.

4.2.2. Đổi mới, tiếp tục thực hiện triệt để các nội dung quản lý

* Tăng cường năng lực quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trƣớc hết, Sở cần kiện toàn bộ máy của Sở theo hƣớng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức. Thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các khóa học đào tạo về du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với du lịch. Trƣớc sự phát triển nhanh của ngành du lịch nói chung và của hoạt động lữ hành nói riêng, việc quản lý nhà nƣớc sẽ hết sức khó khăn nếu đội ngũ cán bộ không có chuyên môn sâu và không có kinh nghiệm. Sở phải tạo lập đƣợc sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, các bộ phận. Kế hoạch và chƣơng trình công tác cần cụ thể, chi tiết cho từng cá nhân, từng bộ phận.

* Các hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Ninh cần phải quy hoạch lại theo hướng tăng cường sức cạnh tranh, đủ sức đứng vững trước những thách thức của quá trình hội nhập, phát triển cả kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách, gửi khách và nội địa.

Các chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đã đƣợc tách bạch với chức năng quản lý nhà nƣớc. Để điều chỉnh, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần rà soát lại để có thông tin đầy đủ về số lƣợng, chất lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh; mối quan hệ của các doanh nghiệp này với các đơn vị lữ hành trong và ngoài nƣớc; khả năng triển khai các hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng các chƣơng trình, dự án phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành theo từng giai đoạn cụ thể.

Với thực trạng của các doanh nghiệp lữ hành tại Quảng Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể lựa chọn định hƣớng phát triển các doanh nghiệp theo các hƣớng

- Tạo lập môi trƣờng, thúc đẩy các đơn vị kinh doanh lữ hành tự nguyện liên kết với nhau hình thành nhóm độc quyền trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn.

- Định hƣớng kế hoạch cho những doanh nghiệp có tiềm lực tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh lữ hành cả quốc tế nhận khách, gửi khách và lữ hành nội địa . Một mặt cần nghiên cứu mô hình công ty mẹ - con trong kinh doanh lữ hành, mặt khác Sở cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ quản lý và hiện đại hóa hoạt động quản lý kinh doanh thông qua các dự án hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nƣớc và các tổ chức phi chính phủ.

* Tăng cường công tác định hướng thị trường,công tác xúc tiến quảng .

Với vai trò là ngƣời cầm lái điều khiển, trong điều kiện hiện có, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định cho các doanh nghiệp thấy đƣợc việc phát triển thị trƣờng khách Trung Quốc vừa là nhiệm vụ trƣớc mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài và hƣớng các doanh nghiệp tập trung vào việc khai thác thị trƣờng này. Đồng thời xác định đây là nhiệm vụ của du lịch Quảng Ninh trong việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nƣớc.

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằm khai thác một cách hiệu qủa nhất thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc.

Quảng Ninh là một đầu cầu quan trọng đón khách du lịch Trung Quốc vào tham quan Việt Nam. Do đó, nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và các doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh không chỉ bó hẹp trong việc quảng bá để khách tới Quảng Ninh mà còn có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và các địa phƣơng khác nói riêng. Về lâu dài các chƣơng trình xúc tiến, quảng bá qui mô lớn sẽ do Tổng Cục du lịch đề xƣớng và chỉ đạo (nhƣ các nƣớc trong khu vực đang thực hiện). Trƣớc mắt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các địa phƣơng có lợi thế trong việc đón khách Trung Quốc tổ chức các chƣơng trình quảng bá lớn

hoặc đón các đoàn khảo sát của các đơn vị lữ hành Trung Quốc. Nhƣ vậy, sẽ tập trung đƣợc các nguồn nhân lực vật lực lớn hơn và hiệu quả của công tác quảng bá sẽ cao hơn và có thể tiến hành một cách thƣờng xuyên. Ngoài việc thực hiện xúc tiến, quảng bá ra nƣớc ngoài, Sở cần chủ trì tổ chức các sự kiện nhằm thu hút khách du lịch tới Quảng Ninh nói riêng và các vùng miền khác nói chung.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần tăng cƣờng công tác đối ngoại với cơ quan quản lý du lịch của các tỉnh gần với biên giới. Trên thực tế, hoạt động du lịch của các tỉnh sát với biên giới Quảng Ninh có gắn bó mật thiết với các hoạt động du lịch của Quảng Ninh. Quan hệ gắn bó của cơ quan quản lý du lịch hai bên sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh lữ hành của Quảng Ninh

* Tăng cường công tác định hướng sản phẩm

Sản phẩm của hoạt động kinh doạnh lữ hành cần đƣợc phát triển theo hai hƣớng: Phát triển các sản phẩm mới phù hợp và xây dựng các sản phẩm mang tính đồng bộ cao.

Thông thƣờng các doanh nghiệp lữ hành chỉ tập trung sao chép và xây dựng những chƣơng trình du lịch dễ thực hiện đồng thời giải quyết lợi ích trƣớc mắt. Đồng thời, do tính chất liên vùng, liên ngành của hoạt động lữ hành nên việc xây dựng và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với mục đích chung của các doanh nghiệp lữ hành tƣơng đối khó khăn. Vì vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là ngƣời nghiên cứu, định hƣớng và trợ giúp các doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm mới nhằm đạt đƣợc cả các mục tiêu về kinh tế và các mục tiêu về môi trƣờng, xã hội.

Để xây dựng đƣợc các chƣơng trình du lịch có tính đồng bộ cao, trƣớc mắt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải làm cầu nối và định hƣớng các liên kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp lữ hành trên cơ sở

đảm bảo lợi ích toàn bộ và lợi ích của các đối tƣợng tham gia vào việc thực hiện các chƣơng trình du lịch. Về lâu dài, Sở thực hiện sự tác động thông qua hiệp hội du lịch.

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với hoạt động kinh doanh lữ hành

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Do hoạt động kinh doanh lữ hành không chỉ chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà còn chịu sự tác động của nhiều cơ quan quản lý khác nhƣ : tài chính, công an, lao động….nên Sở sẽ không nắm đƣợc đầy đủ thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý khác.

Công tác thanh, kiểm tra cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục nhằm chấn chỉnh, loại bỏ những cá nhân, doanh nghiệp có nhiều sai phạm, kinh doanh mang tính chộp giật, không có định hƣớng phát triển lâu dài. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Luật lao động, vi phạm các quy định về xuất nhập cảnh cần phải đƣợc xử lý nghiêm và dứt điểm để hƣớng các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng định hƣớng phát triển du lịch chung.

Để làm tốt công tác thanh, kiểm tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phƣơng khác trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần xử lý cƣơng quyết, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh chui, làm hàng giả và làm ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng du lịch trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng quy trình thẩm định để cấp phép hoạt động kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hƣớng dẫn minh bạch, chặt chẽ nhƣng tiện lợi để đảm bảo chất lƣợng của doanh nghiệp và đội ngũ hƣớng dẫn viên.

Sở phải làm tốt công tác giám sát việc triển khai Luật pháp, quy định của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp đảm bảo đội ngũ cán bộ, hƣớng dẫn nắm bắt đƣợc đầy đủ các quy định pháp luật.

* Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thƣờng xuyên phối hợp với các ngành, các địa phƣơng, thông qua các loại hình thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới nhân dân về vai trò tích cực của ngành du lịch để tạo lập môi trƣờng tích cực cho hoạt động lữ hành nói riêng và du lịch nói chung phát triển.

Hoạt động lữ hành là hoạt động có tính nhạy cảm cao, do đó Sở cần thƣờng xuyên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, hƣớng dẫn viên. Với thực trạng của đội ngũ hƣớng dẫn viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, Sở cần phối hợp với các trƣờng đào tạo mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ hƣớng dẫn nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn đối với hƣớng dẫn viên do Luật du lịch quy định.

Hàng năm, đội ngũ hƣớng dẫn viên cần phải đƣợc sát hạch thông qua các cuộc thi hƣớng dẫn viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh. Qua đó, thúc đẩy đội ngũ hƣớng dẫn phải thƣờng xuyên trau dồi kiến thức về mọi mặt để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách.

Hiện nay, trình độ đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn yếu kém về mọi mặt, đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ. Các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thách thức, thậm chí sẽ bị xóa tên trên thị trƣờng nếu không kịp thời bổ sung và tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ lao động. Trƣớc mắt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần định

hƣớng cho các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tƣ tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, có trình độ tin học tốt và gửi tới các cơ sở

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)