Các kiến nghị để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 97 - 105)

- Với Chính phủ:

Chính phủ cần tăng cƣờng hỗ trợ về chủ trƣơng chính sách, vật chất, và những ƣu đãi đặc biệt cho khu vực Vịnh Hạ Long, tập trung vào các vấn đề: môi trƣờng, năng lƣợng và hạ tầng kỹ thuật, quảng bá tuyên truyền...

Cho phép tỉnh Quảng Ninh xây dựng và triển khai thực hiện những cơ chế chính sách đặc thù trong việc quản lý, thu hút đầu tƣ và xây dựng.

Việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng chƣa đồng bộ, nhiều chủ trƣơng lớn của Chính phủ không đƣợc triển khai kịp thời làm mất đi cơ hội phát triển thị trƣờng. Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nƣớc về du lịch nhằm tạo ra gắn kết các bộ, ngành triển khai kịp thời các chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ đối với việc phát triển du lịch.

Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tài chính, Tổng cục thuế ban hành chính sách và cách tính thuế đối với hoạt động kinh doanh lữ hành thống nhất trong toàn quốc.

Việc quy định giờ đóng của của các điểm vui chơi giải trí của Việt Nam hiện nay là khá chặt chẽ. Khi du khách tới Việt Nam thƣờng phải đi ngủ sớm hơn mong muốn. Vì vậy Chính phủ cần quy định lại giờ đóng của của các khu vui chơi, giải trí.

- Với Tổng cục du lịch

Quảng Ninh có cả cửa khẩu quốc tế đƣờng biển và đƣờng bộ nên có vị trí chiến lƣợc trong thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc. Vì vậy Tổng cục du lịch Việt Nam cần dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho ngành du lịch Quảng Ninh nói chung và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh nói riêng cả về nhân lực và vật lực. Hiệu quả kinh doanh lữ hành của Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nƣớc. Để Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh thực hiện tốt các giải pháp đề ra Tổng cục cần:

+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh tại Trung Quốc; hỗ trợ kinh phí và nhân lực cho việc tổ chức các sự kiện lớn hàng năm; tạo lập các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của Trung Quốc với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.

+ Chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phƣơng phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành. Trách nhiệm của Tổng cục là phải đƣa ra các nội dung hợp tác cụ thể giữa các sở.

- Với UBND tỉnh Quảng Ninh

Ngoài những tác động của Tổng Cục du lịch, UBND tỉnh cần tăng cƣờng quan hệ đối ngoại với các tỉnh biên giới của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối ngoại của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; tăng cƣờng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tuyến đƣờng bộ Hạ Long – Móng Cái; Thúc đẩy việc phát triển các khu vực vui chơi giải trí dành cho khách du lịch và cƣ dân địa phƣơng.

- Với các ngành:

Các ngành Công an, Hải quan, Biên phòng cần nhanh chóng việc hiện đại hóa công tác duyệt nhân sự và kiểm chứng nhập xuất cảnh cho khách du lịch, đặc biệt là tại khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Các ngành cần quán triệt cán bộ nhân viên có thái độ cởi mở khi tiếp xúc và giải quyết thủ tục cho khách du lịch.

KẾT LUẬN

Trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập kinh tế, việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng là hết sức cấp bách. Thiếu sự định hƣớng của nhà nƣớc các doanh nghiệp lữ hành sẽ không đủ sức để cạnh tranh với các công ty lữ hành trên thế giới và trong khu vực.

Trong quá trình nghiên cứu và công tác trong ngành du lịch tại Quảng Ninh, học viên đã tập trung vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành và tác động quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đối với hoạt động kinh doanh lữ hành.

Hầu hết các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành tại Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm nhƣ: Tổ chức các chƣơng trình du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc tôn giáo trong tỉnh; tổ chức các chƣơng trình mạo hiểm dành cho du khách (chủ yếu là khách quốc tế); tổ chức các chƣơng trình du lịch cho ngƣời địa phƣơng đi tham quan du lịch, nghỉ dƣỡng đến các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Kinh doanh lữ hành du lịch là một hoạt động đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy ngành du lịch phát triển, để tăng cƣờng chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp cơ sở kinh doanh lữ hành. Qua quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành của một số doanh nghiệp nhƣ: không thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa nhƣng tổ chức bán tour cho cả khách du lịch quốc tế, nhiều doanh nghiệp sử dụng hƣớng dẫn viên du lịch chƣa có thẻ, chƣa đạt chuẩn

quy định, việc lƣu hồ sơ đoàn khách thực hiện sơ sài. Qua đó cho thấy thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành ở Quảng Ninh vẫn còn là một bức tranh tối màu.

Đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành vẫn hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực còn yếu kém; chƣa đủ khả năng thực hiện đƣợc những chƣơng trình lớn để thu hút khách đến Quảng Ninh, các chƣơng trình (tour) du lịch còn đơn điệu, đƣợc sao chép lẫn nhau, không phong phú mới lạ.

Hoạt động lữ hành quốc tế trong tỉnh còn yếu, hầu hết quy mô mới chỉ dừng lại ở phạm vi phục vụ khách du lịch Trung Quốc đến tham quan Quảng Ninh và việc thu hút khách Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đến Quảng Ninh cũng chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của các địa phƣơng khác nối tour.

Nhằm xây dựng hình ảnh đẹp cho du lịch Quảng Ninh, đảm bảo an toàn cho du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh đã đƣa ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh.

Ngoài công tác hƣớng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định, Sở sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh mở rộng quy mô và hình thức hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nƣớc có hình thức liên kết và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động lữ hành tại Quảng Ninh; hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bằng cách: bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch, cấp phát thẻ theo đúng quy chuẩn; bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý điều hành các doanh nghiệp, đội ngũ lái xe và phục vụ xe ô tô vận chuyển khách du lịch. Xây dựng hệ thống các tour du lịch đặc thù của Quảng Ninh làm đa dạng hóa nhiều sản phẩm du lịch

để quảng bá đến du khách, tƣ vấn giới thiệu cho các doanh nghiệp mở rộng khai thác phục vụ du khách.

Trên cơ sở vận dụng những lý luận kinh doanh lữ hành, lý luận quản lý nhà nƣớc về kinh tế và những kinh nghiệm, xu hƣớng phát triển kinh doanh lữ hành trên thế giới, học viên mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình hành động của ngành Du lịch giai đoạn 2007-2012.

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Chỉ thị về tăng cướng công tác pháp chế ngành văn hoá, thể thao và du lịch ( Số: 79/2008/CT-BVHTTDL)

3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Chỉ thị về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (Số: 32/2008/CT-BVHTTDL)

4. Bộ công an (2004) Quy chế về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan, du lịch

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thông tưHướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch (Số: 89/2008/TT- BVHTTDL)

6. Chính phủ (2012), Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch( Số: 16/2012/NĐ-CP)

7. Chính phủ (2011), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" ( Số: 2473/QĐ-TTg)

8. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình khoa học quảnlý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Mai Văn Bƣu, Đoàn Thị Thu Hà (1999) Giáo trình quản lý nhà nước về kinhtế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

11.Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (2006), Giáo trình quản trị kinh

doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

12. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động, Xã hội, Hà Nội

13. Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trường du lịch, Đại học Quốc gia , Hà Nội. 14. Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật du lịch. 15. Sở Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển du

lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020.

16. Sở Du lịch Quảng Ninh (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, phương hướng nhiêm vụ năm 2008

17. Sở Du lịch Quảng Ninh (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, phương hướng nhiêm vụ năm 2009, Quảng Ninh

18. Sở du lịch Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, phương hướng nhiêm vụ năm 2010, Quảng Ninh

19. Sở Du lịch Quảng Ninh (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, phương hướng nhiêm vụ năm 2011, Quảng Ninh

20. Sở Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng nhiêm vụ năm 2012, Quảng Ninh

21. Sở Du lịch Quảng Ninh (2001), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001-2010, Quảng Ninh

22. Tổng cục Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội

23. Trần Thị Kỳ, Nguyễn Văn Phúc ( 2012), Giáo Trình Nguyên Lý Thống

24. Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2001) Nghị quyết số 08 của ban thường vụ tỉnh uỷ về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh.

25. Tổng cục Du lịch (1998) Quy chế tạm thời về việc quản lý và tổ chức đối với người Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh do Trung quốc cấp vào nước ta tham quan du lịch.

26. Tổng cục Du lịch (2011), Thông tư của Tổng cục Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch ( Số: 05/2001/TT-TCDL)

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)