Phƣơng pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 105)

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.

* Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.

- So sánh tuyệt đối:

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền.

Công thức : i =yi - yi - 1

Trong бi là lƣợng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. yi là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.

yi - 1 là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i -1.

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc( thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i =yi - y1

Trong đó ∆i là lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc. yi là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.

y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. - So sánh tƣơng đối :

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tƣơng đối liên hoàn: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tƣơng đối giữa hai thời gian liền. Công thức: ti = 1  i i y y

yi-1: mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i-1. yi : mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc( thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)).

Công thức:

Ti =

1

y yi

Trong đó Ti: lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc. yi: mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i. y1: mức độ đầu tiên của dãy số.

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh.

*, Ƣu điểm:

- Phƣơng pháp đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đối với những ngƣời có kinh nghiệm.

- Hầu nhƣ ngƣời thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê.

- Kết quả của phƣơng pháp phản ảnh thực tế, phản ảnh và đánh giá khách quan, dễ đƣợc mọi ngƣời chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.

*, Nhƣợc điểm:

- Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng đƣợc phƣơng pháp này

- Các thông tin cần sử lý thƣờng khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm do đó, trong điều kiện thị trƣờng biến động các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.

- Đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích đƣợc điểm mạnh điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh.

2.2.3.2. Phương pháp dự báo

Dùng phƣơng pháp dự báo để dự báo sự biến động lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh.

2.2.3.2.1. Chỉ tiêu dự đoán lượng khách dựa vào phương pháp hồi qui

- Phƣơng pháp dự báo theo đƣờng xu hƣớng của phƣơng pháp hồi qui. Các phƣơng pháp dự báo nhu cầu theo đƣờng xu hƣớng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đƣờng xu hƣớng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phƣơng bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đƣờng xu hƣớng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đƣờng xu hƣớng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tƣơng lai.

* phƣơng trình hồi qui dạng tuyến tính: Y = b + ax

và Với

Trong đó: y : Số dự báo.

x: Số thứ tự các thời kỳ ( biến thời gian). a: Độ dốc của đƣờng xu hƣớng. b: Tung độ gốc. n: Số luợng quan sát.        n i i n i i i x n x y x n y x a 1 2 2 1 . . . x a y b  . n y y n i i    1 n x x n i i    1

2.2.3.2.2. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.

Phƣơng pháp dự đoán này có thể đƣợc sử dụng khi các lƣợng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

Lƣợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân đƣợc tính theo công thức:

1 1    n y yn

 là lƣợng tăng giảm tuyệt đối trung bình.

Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.

Y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. Từ đó ta có mô hình dự đoán:

Ŷn+h = yh +.h ( h= 1,2,3...) Trong đó ;

yn : mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. Yh : mức độ ở thời gian h của dãy số thời gian.

2.2.3.2.3. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình

Phƣơng pháp dự đoán này đƣợc áp dụng khi các tốc độ phát triển liên

hoàn xấp xỉ bằng nhau.

Tốc độ phát triển trung bình dƣợc tính theo công thức :

1 1   n n y y t Trong đó ;

y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian từ công thức trên ,có mô hình dự đoán nhƣ sau: Ŷn+h = yn .(t)h

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA NGÀNH DU LỊCH

TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành của Quảng Ninh của Quảng Ninh

3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh

Vị trí địa lý.

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Điểm cực Nam nằm ở vị trí 200

40’ vĩ độ bắc; điểm cực Bắc nằm ở vị trí 210

40’ vĩ bắc; điểm cực Tây nằm ở vị trí 1060

26’ kinh độ đông; điểm cực Đông nằm ở vị trí 1080 31’ kinh độ đông. “Quảng Ninh là đơn vị hành chính kinh tế tiêu biểu phía Bắc của Việt Nam và nằm trên luồng giao lƣu đƣờng biển cũng nhƣ đƣờng bộ chính từ Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc của Việt Nam. Với vị trí đó, Quảng Ninh có vị thế đặc biệt ở cửa ngõ phía Bắc trong giao lƣu kinh tế với Trung Quốc”.(3)

Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, Quảng Ninh đƣợc xác định là một trọng điểm kinh tế nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong quy hoạch chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, “Quảng Ninh đƣợc xác định nằm trong Vùng du lịch Bắc Bộ với sản phẩm đặc trƣng của Vùng du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu và nghỉ dƣỡng”.(4)

Với sự hội tụ của các đặc điểm về vị trí địa lý nhƣ vậy, đã đƣa Quảng Ninh trở thành một trong các tâm điểm thu hút khách du lịch của cả nƣớc. Đây là một lợi thế riêng có của Quảng Ninh và nó cũng là thách thức đặt ra đối với công tác quản lý phát triển du lịch nói chung và kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Địa hình.

“Tuy Quảng Ninh nằm liền kề với khu vực đồng bằng Bắc Bộ về phía Đông Bắc và cận kề với biển nhƣng Quảng Ninh vẫn mang đậm tính đặc thù

(3) Sở du lịch Quảng Ninh ,2001, Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010, trang 3.

(4) Tổng cục Du lịch ,2011, Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trang 3.

của một tỉnh miền núi với những đặc điểm khá gần với các các tỉnh thuộc vùng duyên hải Miền Trung với các điểm Biển, Núi, Đồng Bằng đan xen tạo ra địa hình đa dạng sơn - thủy hữu tình. Điển hình trong đó là Vịnh Hạ Long – nơi đƣợc UNESCO ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đặc điểm này cũng là cơ sở lý giải cho tiềm năng du lịch độc nhất vô nhị của Quảng Ninh”.(5)

Khí hậu.

Với vị trí địa lý nhƣ đã nói trên, Quảng Ninh thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa rõ rệt ở hai mùa trong năm. Mùa Hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều; mùa Đông lạnh, khô và đƣợc đan xen bởi hai mùa Xuân và Thu với thời gian ngắn và mang tính chất chuyển tiếp. Những đặc trƣng quan trọng nhất về khí hậu của mùa trong năm của Quảng Ninh rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 và du lịch quốc tế vào các tháng 10 đến tháng 2 của năm sau.

Tài nguyên du lịch.

Quảng Ninh là vùng đất giàu tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên mang đậm tính nhân văn.

Trong tài nguyên tự nhiên, trƣớc hết cần nói đến là các thắng cảnh tự nhiên. Về mặt này, Quảng Ninh thực sự là vùng đất có thắng cảnh đa dạng và phong phú. Trong số đó trƣớc hết phải nói đến Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là danh thắng cảnh quan mà còn là nơi chứa đựng sự đa dạng sinh học có giá trị bảo tồn quốc tế, đặc biệt là về phƣơng diện khoa học và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Theo dự án quy hoạch phát triển du lịch, Hạ Long đƣợc chia thành ba tiểu khu:

“Tiểu khu 1: Bao gồm hơn 775 hòn đảo lớn nhỏ của Vịnh nằm trong danh giới đƣợc UNESCO công nhận;

Tiểu khu 2: Bao gồm một số khu vực tác động trực tiếp đến Vịnh, đƣợc UNESCO quy hoạch là vùng đệm;

Tiểu khu 3: Từ ranh giới vùng đệm đến ranh giới bảo tồn quốc gia”.(6) Vịnh Hạ Long với những giá trị điển hình về tài nguyên du lịch, thích hợp cho việc phát triển nhiều thể loại du lịch từ tham quan ngắm cảnh, tắm biển đến khảo sát nghiên cứu chuyên đề. Ngoài Hạ Long, Quảng Ninh còn có tới gần 30 thắng cảnh khác có giá trị khai thác phát triển du lịch nhƣ danh thắng Yên Tử, Yên Trung…với nhiều hang động và bãi tắm đẹp.

Bên cạnh những danh thắng, Quảng Ninh cũng là vùng đất có nhiều nguồn nƣớc khoáng có giá trị chữa bệnh do vậy có lợi thế cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh. Trong số đó có thể kể đến Quang Hanh, Khe Lạc và Đồng Long.

Quảng Ninh cũng là nơi hàm chứa hệ sinh thái đa dạng sinh học với rừng nguyên sinh và nhiều hệ động, thực vật quý hiếm. Tại đây có tới 80 % tổng số loài san hô của khu vực bờ tây Châu Á Thái Bình Dƣơng.

Về góc độ tài nguyên nhân văn, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều giá trị điển hình gắn với tiến trình lịch sử dựng nƣớc, chống ngoại xâm. Trong đó không chỉ là các công trình hiện hữu mà còn là cả những bản hùng ca về cuộc chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm đƣợc bắt đầu từ chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 mở đầu cho kỷ nguyên độc lập của quốc gia Đại Việt. Tất cả đã tạo nên cho Quảng Ninh nhiều không gian gắn với an dân trị quốc.

Với sự giàu có về tài nguyên du lịch, Quảng Ninh thực sự là vùng đất có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Đây là lợi thế riêng có của Quảng Ninh mà nơi khác không thể có nhƣng cũng là thách thức lớn đối với Quảng Ninh trong công tác quy hoạch và quản lý sự phát triển bền vững.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Quảng Ninh

* Những kết quả đạt được.

- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch đã tổ chức khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hoạt động du lịch Quảng Ninh phát triển mạnh trên cả bề rộng và chiều sâu, có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

- Hoạt động đầu tƣ du lịch thu hút đƣợc nhiều nguồn nhân lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thƣơng hiệu; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng đƣợc đầu tƣ phát triển, sản phẩm, dịch vụ du lịch đƣợc đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nƣớc có nhiều tiến bộ.

- Không gian phát triển du lịch Quảng Ninh đƣợc mở rộng và hình thành tƣơng đối rõ nét 4 trung tâm du lịch gồm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Bái Tử Long và Uông Bí - Đông Triều - Yên Hƣng.

- Hoạt động du lịch đã tạo ra một môi trƣờng có tính cạnh tranh cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, song so với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh- quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã tạo lập đƣợc nhiều ấn tƣợng về Vịnh Hạ Long - di sản Thiên nhiên Thế giới, hình ảnh con ngƣời, vùng đất, Văn hóa Hạ Long - Quảng Ninh.

- Về hoạt động lữ hành: đã kết nối đƣợc các tour du lịch với một số thị trƣờng quan trọng trong nƣớc và quốc tế.

- Công tác quản lý nhà nƣớc có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Ninh.

- Các chỉ tiêu phát triển du lịch của Tỉnh đƣợc hoàn thành đúng lộ trình đề ra. Mặc dù chịu tác động suy giảm kinh tế thế giới (năm 2009) và việc thay đổi chính sách du lịch của một số thị trƣờng trong khu vực nhƣng tốc độ tăng trƣởng du lịch của Tỉnh vẫn đạt và vƣợt kế hoạch đặt ra. “Đóng góp vào GDP của khu vực này tăng từ 38,5 % năm vào năm 2007 đến 41,5 % năm vào năm 2011. Năm 2011, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ƣớc đạt 6,4 triệu lƣợt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2,3 triệu lƣợt khách. Khách lƣu trú đạt 2,5 triệu lƣợt khách, trong đó khách lƣu trú quốc tế đạt 1,2 triệu lƣợt khách. Thời gian lƣu trú bình quân đạt 1,5 ngày/khách. Tổng doanh thu đạt 3.400 tỷ đồng”.(7)

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 -2011 Ninh giai đoạn 2007 -2011

3.1.3.1. Về nguồn khách.

Bảng số 3.1. Lượng khách du lịch giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị tính: Lượt Khách Danh mục 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng khách du lịch 3.600.200 4.514.541 4.800.800 5.417.000 6.459.000 Trong đó: Khách quốc tế 1.468.000 2.307.742 2.009.300 2.122.000 2.296.000 Nội địa 2.132.200 2.206.799 2.791.500 3.295.000 4.163.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, 2011

Đồ thị 3.1: Xu hướng khách 2007-2011 0 1 000 000 2 000 000 3 000 000

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)