Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bầy kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này.
- Khái niệm:
Bảng thống kê là một hình thức trình bầy các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trƣng về mặt lƣợng của hiện tƣợng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- Cấu thành bảng thống kê:
+ Về mặt hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng, cột, các tiêu đề, mục tiêu và các con số.
Các hàng, cột thể hiện quy mô của bảng, số hàng và cột càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và càng phức tạp.
Tiêu đề của bảng thống kê phản ánh nội dung, ý nghĩa của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trƣớc hết ta có tiêu đề chung, sau đó là các tiêu đề nhỏ là tên riêng của mỗi hàng, cột phản ánh ý nghĩa của cột đó.
+ Về mặt nội dung: Bảng thống kê gồm 2 phần. Phần chủ đề và phần giải thích.
Phần chủ đề nói nên tổng thể đƣợc trình bầy trong bảng thống kê, tổng thể này đƣợc phân thành những đơn vị, bộ phận. Nó giải đáp: đối tƣợng nghiên cứu là những đơn vị nào, những loại hình gì. Có khi phần chủ đề phản ánh các địa phƣơng hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau của một hiện tƣợng.
Phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu, tức là giải thích phần chủ đề của bảng.
Phần chủ đề thƣờng đƣợc đặt bên trái của bảng thống kê, còn phần giải thích đƣợc đặt ở phía trên của bảng.
Cấu thành của bảng thống kê có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Phần giải thích
Phần chủ đề Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)
1 2 3 4 5
Tên chủ đề
2.2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê:
Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phƣơng pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và
sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tƣợng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. - Sự phát triển của hiện tƣợng theo thời gian.
- So sánh các mức độ của hiện tƣợng. - Mối liên hệ giữa các hiện tƣợng. - Trình độ phổ biến của hiện tƣợng. - Tình hình thực hiện kế hoạch.
Trong công tác thống kê thƣờng dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đƣờng gấp khúc.
a. Biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng và chiều sâu bằng nhau, còn chiều cao tƣơng ứng với các đại lƣợng cần biểu hiện.
Biểu đồ hình cột đƣợc dùng để biểu hiện quá trình phát triển, phản ánh cơ cấu và thay đổi cơ cấu hoặc so sánh cũng nhƣ biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tƣợng.
b. Biểu đồ diện tích
Biểu đồ diện tích là loại biểu đồ, trong đó các thông tin thống kê đƣợc biểu hiện bằng các loại diện tích hình học nhƣ hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình ô van,...
Biểu đồ diện tích thƣờng đƣợc dùng để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện tƣợng.
Tổng diện tích của cả hình là 100%, thì diện tích từng phần tƣơng ứng với mỗi bộ phận phản ánh cơ cấu của bộ phận đó.
Biểu đồ diện tích hình tròn còn có thể biểu hiện đƣợc cả cơ cấu, biến động cơ cấu kết hợp thay đổi mức độ của hiện tƣợng. Trong trƣờng hợp này số đo của góc các hình quạt phản ánh cơ cấu và biến động cơ cấu, còn diện tích toàn hình tròn phản ánh quy mô của hiện tƣợng.
c. Đồ thị đường gấp khúc
Đồ thị đƣờng gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu hiện các tài liệu bằng một đƣờng gấp khúc nối liền các điểm trên một hệ toạ độ, thƣờng là hệ toạ độ vuông góc.
Đồ thị đƣờng gấp khúc đƣợc dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tƣợng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.
Trong một đồ thị đƣờng gấp khúc, trục hoành thƣờng đƣợc biểu thị thời gian, trục tung biểu thị mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu. Cũng có khi các trục này biểu thị hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau hoặc lƣợng biến và các tần số (hay tần suất) tƣơng ứng. Độ phân chia trên các trục cần đƣợc xác định cho thích hợp vì có ảnh hƣởng trực tiếp đến độ dốc của đồ thị. Mặt khác, cần chú ý là trên mỗi trục toạ độ chiều dài của các khoảng phân chia tƣơng ứng với sự thay đổi về lƣợng của chỉ tiêu nghiên cứu phải bằng nhau.
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.
* Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.
- So sánh tuyệt đối:
+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền.
Công thức : i =yi - yi - 1
Trong бi là lƣợng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. yi là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.
yi - 1 là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i -1.
+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc( thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i =yi - y1
Trong đó ∆i là lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc. yi là mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.
y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. - So sánh tƣơng đối :
+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tƣơng đối liên hoàn: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tƣơng đối giữa hai thời gian liền. Công thức: ti = 1 i i y y
yi-1: mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i-1. yi : mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i.
+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc( thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)).
Công thức:
Ti =
1
y yi
Trong đó Ti: lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc. yi: mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i. y1: mức độ đầu tiên của dãy số.
Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh.
*, Ƣu điểm:
- Phƣơng pháp đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đối với những ngƣời có kinh nghiệm.
- Hầu nhƣ ngƣời thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê.
- Kết quả của phƣơng pháp phản ảnh thực tế, phản ảnh và đánh giá khách quan, dễ đƣợc mọi ngƣời chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.
*, Nhƣợc điểm:
- Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng đƣợc phƣơng pháp này
- Các thông tin cần sử lý thƣờng khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm do đó, trong điều kiện thị trƣờng biến động các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.
- Đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích đƣợc điểm mạnh điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh.
2.2.3.2. Phương pháp dự báo
Dùng phƣơng pháp dự báo để dự báo sự biến động lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh.
2.2.3.2.1. Chỉ tiêu dự đoán lượng khách dựa vào phương pháp hồi qui
- Phƣơng pháp dự báo theo đƣờng xu hƣớng của phƣơng pháp hồi qui. Các phƣơng pháp dự báo nhu cầu theo đƣờng xu hƣớng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đƣờng xu hƣớng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phƣơng bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đƣờng xu hƣớng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đƣờng xu hƣớng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tƣơng lai.
* phƣơng trình hồi qui dạng tuyến tính: Y = b + ax
và Với
Trong đó: y : Số dự báo.
x: Số thứ tự các thời kỳ ( biến thời gian). a: Độ dốc của đƣờng xu hƣớng. b: Tung độ gốc. n: Số luợng quan sát. n i i n i i i x n x y x n y x a 1 2 2 1 . . . x a y b . n y y n i i 1 n x x n i i 1
2.2.3.2.2. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
Phƣơng pháp dự đoán này có thể đƣợc sử dụng khi các lƣợng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Lƣợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân đƣợc tính theo công thức:
1 1 n y yn
là lƣợng tăng giảm tuyệt đối trung bình.
Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.
Y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. Từ đó ta có mô hình dự đoán:
Ŷn+h = yh +.h ( h= 1,2,3...) Trong đó ;
yn : mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. Yh : mức độ ở thời gian h của dãy số thời gian.
2.2.3.2.3. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Phƣơng pháp dự đoán này đƣợc áp dụng khi các tốc độ phát triển liên
hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Tốc độ phát triển trung bình dƣợc tính theo công thức :
1 1 n n y y t Trong đó ;
y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian từ công thức trên ,có mô hình dự đoán nhƣ sau: Ŷn+h = yn .(t)h
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA NGÀNH DU LỊCH
TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành của Quảng Ninh của Quảng Ninh
3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh
Vị trí địa lý.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Điểm cực Nam nằm ở vị trí 200
40’ vĩ độ bắc; điểm cực Bắc nằm ở vị trí 210
40’ vĩ bắc; điểm cực Tây nằm ở vị trí 1060
26’ kinh độ đông; điểm cực Đông nằm ở vị trí 1080 31’ kinh độ đông. “Quảng Ninh là đơn vị hành chính kinh tế tiêu biểu phía Bắc của Việt Nam và nằm trên luồng giao lƣu đƣờng biển cũng nhƣ đƣờng bộ chính từ Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc của Việt Nam. Với vị trí đó, Quảng Ninh có vị thế đặc biệt ở cửa ngõ phía Bắc trong giao lƣu kinh tế với Trung Quốc”.(3)
Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, Quảng Ninh đƣợc xác định là một trọng điểm kinh tế nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong quy hoạch chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, “Quảng Ninh đƣợc xác định nằm trong Vùng du lịch Bắc Bộ với sản phẩm đặc trƣng của Vùng du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu và nghỉ dƣỡng”.(4)
Với sự hội tụ của các đặc điểm về vị trí địa lý nhƣ vậy, đã đƣa Quảng Ninh trở thành một trong các tâm điểm thu hút khách du lịch của cả nƣớc. Đây là một lợi thế riêng có của Quảng Ninh và nó cũng là thách thức đặt ra đối với công tác quản lý phát triển du lịch nói chung và kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Địa hình.
“Tuy Quảng Ninh nằm liền kề với khu vực đồng bằng Bắc Bộ về phía Đông Bắc và cận kề với biển nhƣng Quảng Ninh vẫn mang đậm tính đặc thù
(3) Sở du lịch Quảng Ninh ,2001, Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010, trang 3.
(4) Tổng cục Du lịch ,2011, Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trang 3.
của một tỉnh miền núi với những đặc điểm khá gần với các các tỉnh thuộc vùng duyên hải Miền Trung với các điểm Biển, Núi, Đồng Bằng đan xen tạo ra địa hình đa dạng sơn - thủy hữu tình. Điển hình trong đó là Vịnh Hạ Long – nơi đƣợc UNESCO ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đặc điểm này cũng là cơ sở lý giải cho tiềm năng du lịch độc nhất vô nhị của Quảng Ninh”.(5)
Khí hậu.
Với vị trí địa lý nhƣ đã nói trên, Quảng Ninh thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa rõ rệt ở hai mùa trong năm. Mùa Hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều; mùa Đông lạnh, khô và đƣợc đan xen bởi hai mùa Xuân và Thu với thời gian ngắn và mang tính chất chuyển tiếp. Những đặc trƣng quan trọng nhất về khí hậu của mùa trong năm của Quảng Ninh rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 và du lịch quốc tế vào các tháng 10 đến tháng 2 của năm sau.
Tài nguyên du lịch.
Quảng Ninh là vùng đất giàu tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên mang đậm tính nhân văn.
Trong tài nguyên tự nhiên, trƣớc hết cần nói đến là các thắng cảnh tự nhiên. Về mặt này, Quảng Ninh thực sự là vùng đất có thắng cảnh đa dạng và phong phú. Trong số đó trƣớc hết phải nói đến Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là danh thắng cảnh quan mà còn là nơi chứa đựng sự đa dạng sinh học có giá trị bảo tồn quốc tế, đặc biệt là về phƣơng diện khoa học và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Theo dự án quy hoạch phát triển du lịch, Hạ Long đƣợc chia thành ba tiểu khu:
“Tiểu khu 1: Bao gồm hơn 775 hòn đảo lớn nhỏ của Vịnh nằm trong